Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 13

 1. Kiến thức

 - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.

 - Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.

 2. Kỹ năng

 - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.

 - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.

 *KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, kĩ năng tư duy, phê phán, đánh giá.

 3.Thái độ

 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
61
Vắng
TUẦN: 13
TIẾT: 13
Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.
 - Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
 2. Kỹ năng
 - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
 - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
 *KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, kĩ năng tư duy, phê phán, đánh giá.
 3.Thái độ
 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: Tranh ảnh, truyện đọc.
 2.Học sinh: đọc tình huống và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/21
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Em hãy nêu biểu hiện của sống chan hòa với mọi người. Trái với sống chan hòa là gì? 
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV gọi 4 HS đọc tình huống sgk/21.
- GV phân vai: Một bạn vai người dẫn truyện, một bạn vai thầy Hùng, một bạn vai các bạn đi học chậm, một bạn vai bạn Tuyết.
- HS đọc truyện
- GV nhận xét HS đọc truyện
- Chia lớp làm 2 dãy thảo luận theo cặp: 3 phút.
 + Dãy 1: Nhận xét cách cư xử của các bạn chạy vào lớp khi thầy Hùng đang nói( bạn không chào, bạn chào rất to)?
 + Dãy 2: Nhận xét cách cư xử của Bạn Tuyết?
- HS thảo luận, GV gọi 2-3 HS phát biểu
- GV nhận xét và đặt câu hỏi: 
+ Em đồng ý với cách ứng xử của bạn nào trong tình huống trên? Vì sao? 
+ Nếu là những người bạn cùng lớp, em sẽ nhắc nhở bạn đó như thế nào? Vì sao em nhắc bạn như vậy?
- GV liệt kê các ý kiến trên bảng
- GV hướng dẫn HS phân tích ưu và nhược điểm của từng cách ứng xử trên.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi:
1. Nếu em đến lớp họp Đội muộn mà người điều khiển buổi sinh hoạt đó là bạn cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn thì em ứng xử như thế nào?
2. Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào đối với bạn vào lớp muộn?
HS trả lời
- GV liệt kê tất cả ý kiến của HS,GV nhận xét và đàm thoại với HS:
+ Lịch sự, tế nhị biểu hiện ở những hành vi nào?
+ Lịch sự, tế nhị có khác nhau không?
 Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- GV cho HS xử lí tình huống(bảng phụ)
+ Em hãy nhận xét cách cư xử của Hùng Và Hoa?
+ Việc làm của Hùng và Hoa mang lại kết quả như thế nào cho bản thân họ?
 Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị.
- GV cho HS liên hệ thực tế: Trong cuộc sống có khi nào em đã thể hiện mình là người thiếu lịch sự, tế nhị chưa? Nếu có thì em sẽ làm gì để trở thành một người lịch sự tế nhị?
- HS trả lời, HS khác nhận xét
* GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc bài tập d/22
- HS làm việc cá nhân.
- Trình bài ý kiến của mình
- HS khác nhận xét
- GV kết luận
I. Truyện đọc
II.Nội dung bài học.
 1.Thế nào là lịch sự, tế nhị?
 -Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp (nhã nhặn, từ tốn)
 -Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giao tiếp với người khác.
 -Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
 *Ví dụ: Biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị
2.Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
 -Giao tiếp lịch sự, tế nhị thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.
 -Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, làm mọi người cảm tấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người.
II.Bài tập
d/22
- Tuấn hút thuốc lá ảnh hưởng đến người khác, làm ô nhiễm môi trường, cố nói tolà thái độ thiếu lịch sự và tế nhị.
- Quang nói nhỏ khi khuyên bạn là thái độ lịch sự, tế nhị, có ý thức cao ở nơi công cộng.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 Thế nào là lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị.
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 -Về nhà học bài, làm bài tập b.c SGK/22
 -Chuẩn bị:bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
+Đọc truyện
+Trả lời câu hỏi phần gợi ý sgk/23

File đính kèm:

  • docGD6-T13.doc
Bài giảng liên quan