Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 14
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
2. Kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và của mọi người.
- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
*KNS: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phấn, đánh giá.
3.Thái độ
Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Lớp- Ngày dạy 61 62 63 Vắng TUẦN: 14 TIẾT: 14 Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiết 1) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 2. Kỹ năng - Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và của mọi người. - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. *KNS: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phấn, đánh giá. 3.Thái độ Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên: Gương người tốt việc tốt. 2.Học sinh: Đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/23, 24 III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra 15 phút. * Đề: Câu 1: Thế nào là lịch sự, tế nhị?(6 điểm) Câu 2: Nêu 4 ví dụ về giao tiếp lịch sự, tế nhị.(4 điểm) * Đáp án: Câu 1: - Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp( nhã nhặn, từ tốn).(2đ) - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.(2đ) - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.(2đ) Câu 2: - Biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu.(1đ) - Cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị.(1đ) - Thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn với mọi người(1đ) - Từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng.(1đ) 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS đọc truyện. - HS đọc truyện - GV lần lượt đặt câu hỏi: 1. Hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là những hoạt động nào? 2. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? - HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét. - GV sử dụng truyện trong SGK và gương người tốt việc tốt cho HS phân biệt sự tích cực, tự giác với những biểu hiện lười biếng, không tự giác. - GV chia lớp làm 2 đội thi nhau: + Đội 1:nêu những biểu hiện tích cực, tự giác trong học tập. + Đội 2: Nêu những biểu hiện lười biếng, không tích cực, tự giác trong học tập. - Hai đội thi nhau trong 3 phút. - Cả lớp tuyên dương nhóm chiến thắng. I. Truyện đọc II.Nội dung bài học. 1.Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? - Tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú và nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai nhắc nhở, kiểm tra. - Trái với tích cực, tự giác là lười biếng, không tự giác trong việc tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội như trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm uể oải, cầm chừng, dựa dẫm vào người khác, phải nhắc nhở, thúc giục mới làm. IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?. 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà học bài - Chuẩn bị phần còn lại của bài . + Ý nghĩa của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. + Em phải làm gì để có thể tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
File đính kèm:
- GD6-T14.doc