Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 6

 1. Kiến thức

 Nêu được thế nào là lễ độ.

 Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.

 2. Kỹ năng

 -Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.

 -Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.

 -Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.

 - KNS: Kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá.

 3.Thái độ

 Đồng tình ửng hộ các hành vi cư xử lễ độ đối với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ hộ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
61
62
63
64
Vắng
TUẦN: 6
TIẾT:6
Bài 4: LỄ ĐỘ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 Nêu được thế nào là lễ độ.
 Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.
 2. Kỹ năng
 -Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
 -Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
 -Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
 - KNS: Kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá.
 3.Thái độ
 Đồng tình ửng hộ các hành vi cư xử lễ độ đối với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ hộ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: Chuyện kể về tấm gương danh nhân, ca dao, tục ngữ, danh ngôn.
 2.Học sinh: Đọc trước phần truyện đọc và trả lời câu hỏi gợi ý a, b SGK/10
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ:.Thế nào là tiết kiệm? Nêu ý nghĩa của sống tiết kiệm.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
-GV gọi HS đọc truyện: Em Thủy
GV đặt câu hỏi:Em hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà?
HS trả lời
HS khác nhận xét
GV kết luận
Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thủy trong truyện?
HS rút ra khái niệm về lễ độ
GV chia 3 nhóm thảo luận: 5 phút
+Nhóm 1:Tìm những hành vi tương ứng với thái độ. 
+Nhóm 2: Lựa chọn mức độ biểu hiện sự lễ độ trong hoàn cảnh, đối tượng khác nhau.
+Nhóm 3:Vì sao chúng ta cần đối xử lễ độ với mọi người?
 -Các nhóm tiến hành thảo luận 
 -Đại diện nhóm trình bày
 -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 -GV nhận xét
 -Qua phần thảo luận HS rút ra ý nghĩa của việc cư xử lễ độ.
GV nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về lễ độ.
*GV hướng dẫn HS giải bài tập SGK/11
 -Gọi HS làm bài tập cá nhân
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung
 -GV nhận xét đúng, sai
I.Truyện đọc
II. Nội dung bài học
1.Thế nào là lễ độ?
 -Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
 - Các biểu hiện của lễ độ qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt...cụ thể như biết chào hỏi, thư gửi, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn ở những nơi công cộng....
2. Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.
 - Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người.
 - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quý mến.
 - Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ.
III.Bài tập
C/SGK/11.
Lễ: là đạo đức, đạo làm người và học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức khoa học sau.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố: 
 Lễ độ là gì? Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người. 
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
 -Về nhà học bài, làm bài tập a, b, SGK/11
 -Chuẩn bị bài 5: Tôn trọng kỉ luật.
 +Đọc truyện đọc và trả lời câu hỏi gợi ý SGK/12,13
 +Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng kỉ luật.

File đính kèm:

  • docGD6-T6.doc