Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 11 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức

 - Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo.

 - Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.

 - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.

 2. Kỹ năng

 - Biết thể hiệnsự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hằng ngày.

 - KNS: Kĩ năng suy ngẫm, hồi tưởng, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức bản thân.

 3.Thái độ

 Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 11 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
71
72
73
74
Vắng
TUẦN: 11
TIẾT: 11
Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo.
 - Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
 - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
 2. Kỹ năng
 - Biết thể hiệnsự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hằng ngày.
 - KNS: Kĩ năng suy ngẫm, hồi tưởng, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức bản thân.
 3.Thái độ
 Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: Ca dao, tục ngữ, chuyện kể.
 2.Học sinh: Đọc truyện đọc và trả lời câu hỏi phần gợi ý a,b SGK/17,18,19
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là yêu thương con người?
 - Ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV gọi HS đọc truyện
- HS đọc truyện
- GV chia lớp làm 3 nhóm nhỏ thảo luận :5’
+ Nhóm 1: Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
+ Nhóm 2: Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
+ Nhóm 3: HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét
- GV kết luận, giải thích thêm
- GV cho HS liên hệ thực tế: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ em? 
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kể chuyện cho HS nghe.
- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo?
- Yêu cầu HS giải thích câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên.
- Trong thời đại ngày nay cau tục ngữ này còn đúng nữa không?
- Em hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
- Vì sao chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo?
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nêu một số câu ca dao, tục ngữ.
*GV hướng dẫn HS giải bài tập c SGK/20
- HS trả lời cá nhân
- HS khác bổ sung
- GV nhận xét.
I. Truyện đọc
II.Nội dung bài học
1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
 - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
 - Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
 - Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo.
 2. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
 - Cư xử lễ độ, vâng lời thầy cô giáo
 - Thực hiện tốt nhiệm vụ của người hoc sinh, làm co thầy cô vui lòng
 - Nhớ ơn thầy cô cả khi không còn học với thầy cô đó nữa
 - Quan tâm thăm hỏi thầy cô, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
3.Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
 - Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.
 - Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo giúp thầy cô giáo làm tốt nhiệm vụ nặng nề vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội.
 - Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy.
III. Bài tập
a/sgk/20:
- Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo: 1,3.
- Hành vi cần phê phán: 2,4
c/sgk/20. Đáp án:
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
- Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 - Thế nào là tôn sư trọng đạo?
 - Nêu một số việc làm thể hiện sự tôn sư trọng đạo của bản thân em?
 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập b SGK/19
 - Chuẩn bị bài 7: Đoàn kết, tương trợ
 + Đọc truyện 
 + Trả lời câu hỏi gợi ý SGK/20, 21

File đính kèm:

  • docGD7-T11.doc
Bài giảng liên quan