Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 13 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức

 - Hiểu thế nào là khoan dung?

 - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

 - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.

 2. Kỹ năng

 Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.

 *KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẽ, kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

 3.Thái độ

 Khoan dung, độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

 *TTHCM: Bác thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm, biết hối cải.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 13 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường: THCS Tân Lập
GV: Nguyễn Thị Cẩm Hạnh
Lớp- Ngày dạy
73
Vắng
TUẦN: 13
TIẾT: 13
Bài 8: KHOAN DUNG
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Hiểu thế nào là khoan dung?
 - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.
 - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.
 2. Kỹ năng
 Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
 *KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẽ, kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
 3.Thái độ 
 Khoan dung, độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
 *TTHCM: Bác thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm, biết hối cải.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: Tranh, ca dao, tục ngữ, tình huống.
 2. Học sinh: đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/23, 24.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
 - Vì sao chúng ta cần phải đoàn kết, tương trợ?
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV hướng đọc theo vai và tìm hiểu truyện.
+ 1HS thể hiện vai cô giáo Vân
+ 1HS thể hiện vai Khôi
+ 1HS thể hiện vai người dẫn truyện
- HS đọc truyện
- GV đặt câu hỏi:
1.Thái độ lúc đầu và lúc sau của khôi đối với cô giáo như thế nào?
+ Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi thái độ của mình.
2.Cô Vân đã có việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi?
+ Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô Vân.
+ Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?
+ Theo em đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
- HS trả lời
- HS nhận xét
- GV chốt lại và kể cho HS nghe tấm gương khoan dung của Bác Hồ.(tích hợp TTHCM)
- GV đặt câu hỏi: Thế nào là khoan dung?
- GV cho HS liên hệ thực tế và xử lí tình huống về lòng khoan dung
- Trong lịch sử của dân tộc ta và trong cuộc sống lòng khoan dung thể hiện như thế nào?
.- HS xem một số hình ảnh về phạm nhân cải tạo tốt được pháp luật khoan hồng.
- GV cho HS xem đoạn phim nói về lòng khoan dung.
- GV hỏi: Vì sao mọi người cần phải có lòng khoan dung?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
* GV chia lớp làm 2 nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1.Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
+ Nhóm 2. Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, ở trường?
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và hỏi:
+ Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung đột?
+ Khi bạn có khuyết điểm, ta nên xử lí như thế nào?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV kết luận
- GV nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về khoan dung.
* HS đọc yêu cầu bài tập sgk/26
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- HS làm bài tập cá nhân
- HS trình bày ý kiến 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
I.Truyện đọc
II.Nội dung bài học.
1.Thế nào là khoan dung?
 - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
 - Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ...là thái độ công bằng, vô tư, không định kiến hẹp hòi, không đối xử nghiệt ngã, gay gắt.
 - Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục.
 2. Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung
 - Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi
 - Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi
 - Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ
 - Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác.
3.Ý nghĩa của lòng khoan dung
 - Đối với cá nhân : Khoan dung là một đức tính quý báu.Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
 - Đối với xã hội : Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
II.Bài tập
c/sgk/26
 Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng
d/sgk/26
 Nếu em là Trung em sẽ hỏi lí do và khuyên bạn lần sau cẩn thận hơn.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 - Thế nào là khoan dung? Nêu ví dụ.
 - GV kể cho HS nhê câu chuyện “Túi khoai tây”
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập còn lại sgk.
 - Chuẩn bị bài 9: xây dựng gia đình văn hóa
+ Đọc truyện
+ Trả lời câu hỏi gợi ý sgk/26, 27

File đính kèm:

  • docGD7-T13-M.doc
Bài giảng liên quan