Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 14 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức:

 - Kể được những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hoá.

 - Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá.

 2. Kỹ năng:

 - Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoáở gia đình.

 - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá.

 - Biết thể hiện hành vi văn hoá trong ứng xử, lối sống ở gia đình.

 *KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 14 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
71
72
73
74
Vắng
TUẦN: 14 
TIẾT: 14 
Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ (Tiết 1)
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
 - Kể được những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hoá.
 - Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá.
 2. Kỹ năng:
 - Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoáở gia đình.
 - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá.
 - Biết thể hiện hành vi văn hoá trong ứng xử, lối sống ở gia đình.
 *KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
 3.Thái độ: 
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.
- Tích cực xây dựng gia đình văn hóa.
II.Chuẩn bị của GV và HS:
 1.Giáo viên: Tranh, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
 2.Học sinh: đọc phần truyện đọc và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/ 26, 27
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1.Kiểm tra 15 phút.
* Đề:
Câu 1: Thế nào là khoan dung?(7điểm)
Câu 2: Làm thế nào để cĩ thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường? (3 điểm)
* Đáp án:
Câu 1: 
 - Khoan dung cĩ nghĩa là rộng lịng tha thứ. Người cĩ lịng khoan dung luơn tơn trọng và thơng cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.(3đ)
 - Tơn trọng người khác là tơn trọng cá tính, sở thích, thĩi quen, mọi sự khác biệt ở họ là thái độ cơng bằng, vơ tư, khơng định kiến hẹp hịi, khơng đối xử nghiệt ngã, gay gắt.(2đ)
 - Khoan dung khơng cĩ nghĩa là bỏ qua những việc làm sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng khơng phải là sự nhẫn nhục.(2đ)
 Câu 2:
 Tin tưởng vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, gĩp ý chân thành, khơng ghen ghét, định kiến, đồn kết, thân ái với bạn.(3đ)
 2.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Học sinh đọc truyện sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu truyện.
1. Gia đình cô Hoà đã làm gì để thực hiện gia đình văn hoa?ù
2. Nghề nghiệp của mọi người trong gia đình?
3. Trách nhiệm của họ?
4. Mối quan hệ của mọi người với nhau, đối với xóm giềng?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về gia đình cô Hoà?
- Thế nào là gia đình văn hoá?
- Học sinh tự phát biểu, giáo viên bổ sung chốt lại.
- Một gia đình văn hoá thì có mấy tiêu chuẩn? 
- HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS thảo luận lớp:3 phút.
* GDPL: Cĩ ý kiến cho rằng: Trong gia đình người chồng cĩ quyền quyết định tất cả, người vợ khơng được quyền cĩ ý kiến gì ngồi việc nội trợ.
 Em cĩ suy nghĩ gì về ý kiến trên
- Câu hỏi thảo luận:Việc xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa gì đối với cá nhân của mỗi người và người thân trong gia đình?
- HS thảo luận
- GV gọi 4-5 HS trả lời
- GV nhận xét, giảng giải thêm.
I.Truyện đọc
II.Nội dung bài học
1.Tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hoá:
 Một gia đình văn hoá có 4 tiêu chuẩn chính: gia đình hoà thuận,hạnh phúc, tiến bộ; thực hiện kế hoạch hoá gia đình; đoàn kết với xóm giềng; làm tốt nghĩa vụ công dân.
2.Ýnghĩa của gia đình văn hoá:
- Đối với cá nhân và gia đình: gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hoá góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hoá, có đạo đức và chính những con người đó đem lại sự hạnh phúc và phát triển bền vững cho gia đình.
- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định.
 * Vì vậy xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
IV. Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà:
1.Củng cố
 - Những tiêu chuẩn của một gia đình văn hoá?
 - Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hĩa.
2.Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
 - Về nhà học bài
 - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài “Xây dựng gia đình văn hóa”
 - Nêu những việc làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa của em và người khác.

File đính kèm:

  • docGD7-T 14-m.doc
Bài giảng liên quan