Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 16 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh
1. Kiến thức
Nắm được các kiến thức đã học về đạo đức ở bài 1,2,5
2. Kỹ năng
Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập tình huống và những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
3.Thái độ
Có ý thức học tập để nắm vững kiến thức.
Lớp- Ngày dạy 71 72 73 Vắng TUẦN: 16 TIẾT: 16 ÔN TẬP I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Kiến thức Nắm được các kiến thức đã học về đạo đức ở bài 1,2,5 2. Kỹ năng Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập tình huống và những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 3.Thái độ Có ý thức học tập để nắm vững kiến thức. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên:Bảng phụ ghi câu hỏi ôn tập. 2.Học sinh: xem lại nội dung bài 1,2,5 III. Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu biểu hiện của tính tự tin? Ý nghĩa của tự tin. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV nêu câu hỏi ôn tập bằng bảng phụ 1.Thế nào là sống giản dị? 2.Biểu hiện của sống giản dị. 3.Ý nghĩa của sống giản dị. 4.Thế nào là trung thực? 5.Biểu hiện của tính trung thực. 6.Học sinh rèn luyện tính trung thực bằng cách 7.Lòng yêu thương con người được biểu hiện như thế nào?Em hãy kể một việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của em. 8.Ý nghĩa của lòng yêu thương con người. HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên. 1. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất. 2.Biểu hiện: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách. 3. Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người, được mọi người quý mến, cảm thông và giúp đỡ, lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình, tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau, loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội. 4. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệnh sự thật.. 5. Tính trung thực biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói, thể hiện trong công việc, trong quan hệ với bản thân và với người khác. 6.Học sinh rèn luyện tính trung thực bằng cách: không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống, thẳn thắn, không che giấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn 7. Biểu hiện của lòng yêu thương con người. -Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ những khó khăn, bất hạnh của người khác -Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn. -Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. 8.Ý nghĩa: Tình yêu thương giúp con con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, được mọi người yêu quý, kính trọng, yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy, lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng. IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố: HS đóng tập sách lại GV gọi HS trả lời bất kì câu hỏi trên. 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà học bài - Xem lại nội dung của bài 7,8,9
File đính kèm:
- GD7-T16.doc