Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 21 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

1. Kiến thức

 Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 2. Kỹ năng

 - Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

 - Biết xử lí các tình huống cụ thể liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

 - Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 * KNS: Kĩ năng phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quytết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng ứng phó, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.

 3. Thái độ

 Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 21 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
71
72
73
74
Vắng
TUẦN: 21 
Tiết: 21 
Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC 
CỦA TRẺ EM VIỆT NAM (tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức
 Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 2. Kỹ năng
 - Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
 - Biết xử lí các tình huống cụ thể liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.
 - Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 * KNS: Kĩ năng phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quytết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng ứng phó, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
 3. Thái độ
 Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: Hiến pháp 1992, Tranh, ảnh có liên quan.
 2. Học sinh: Đọc trước phần truyện đọc và trả lời câu hỏi gợi ý/ 39.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Sống và làm việc có kế hoạch sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân?
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS đọc truyện. 
- HS đọc truyện
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu truyện.
- HS trả lời câu hỏi:
1. Vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật?
2. Thái đã không được hưởng những quyền gì so với bạn cùng trang lứa?
- GV cho HS quan sát tranh: nêu các quyền được thể hiện trong tranh?
 Quyền trẻ em được quy định như thế nào?
- HS trả lời
 - GV nhận xét, chốt ý.
- Theo em trẻ em có những quyền gì?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận và giải thích từng quyền cho HS hiểu.
- HS lắng nghe.
- HS cĩ thể đặt câu hỏi nếu cĩ thắc mắc.
I. Truyện đọc
II. Nội dung bài học
1/ Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 Có 10 quyền cơ bản theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004:
+ Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
+ Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng.
+ Quyền được sống chung với cha mẹ.
+ Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
+ Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
+ Quyền được học tập.
+ Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật,thể dục, thể thao, du lịch.
+ Quyền được phát triển năng khiếu.
+ Quyền có tài sản.
+ Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.
IV. Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 1. Củng cố
 Ở gia đình mình, em được hưởng những quyền cơ bản nào?
 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị phần còn lại của bài 13:“ Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam”. HS tìm hiểu:
 + Bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội.
 + Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với trẻ em.

File đính kèm:

  • docGDCD - tiet 21.doc
Bài giảng liên quan