Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 23 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức

 - Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

 - Kể được các yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm.

 2. Kỹ năng

 - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

 - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng và biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương.

 3. Thái độ

 - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

 - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 23 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
74
Vắng
TUẦN: 23 
TIẾT: 23 
Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức
 - Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
 - Kể được các yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm.
 2. Kỹ năng
 - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
 - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng và biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương.
 3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
 - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.
 * GDMT: Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: một số tranh, ảnh về môi trường.
 2. Học sinh: Đọc trước bài và chuẩn bị câu hỏi SGK/45,46
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
 2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV cho HS đọc thông tin, sự kiện SGK.
- HS đọc và tìm hiểu:
1. Cho biết nguyên nhân của các hiện tượng lũ lụt?
2. Tác dụng của rừng đối với cuộc sống con người?
- GV treo bảng phụ các sự kiện thông tin. Mối quan hệ?
- GV cho hs xem tranh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- HS khai thác tranh. Gv nhận xét, giải thích.
- Em hiểu thể nào về môi trừơng và tài nguyên thiên nhiên?
- GV cho hs thảo luận 4p: Tìm các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- HS trình bày. Gv nhận xét.
- Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
- HS trả lời. Gv nhận xét.
- GV chia lớp thành 2 đội A và B thi đua tiếp sức: Tìm những ví dụ về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?
- HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
*GDMT: Liên hệ ý thức bảo vệ môi trường: Nhận thấy được vai trò to lớn của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Vậy nếu em là nhà quan lí môi trường em sẽ làm gì?
- HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
I. Thông tin, sự kiện
II. Nội dung
1. Khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất tạo thành bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người.
+ Tài nguyên nhiên nhiên là của cải vật chất sẵn có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
2. Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 Các yếu tố của môi trường gồm: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường sá, cầu cống, khói bụivà các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên như rừng cây, động thực vật, nước, khoáng sản.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
+ Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.
+ Ví dụ về môi nhiễm môi trường: những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra, không khí ngột ngạt, khí hậu biến đổi thất thường.
+ Ví dụ về cạn kiệt tài nguyên: rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, nhiều loài thực vật bị biến mất; nạn khan hiếm nước sạch
IV. Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 1. Củng cố
 Em làm gì để môi trường lớp học được xanh – sạch - đẹp?
 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
 - Về nhà học bài
 - Chuẩn bị phần còn lại của bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2).
 Tìm hiểu:
 + Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Biện pháp cần để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docGDCD - tiet 23.doc
Bài giảng liên quan