Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 24 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức

 - Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

 - Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 2. Kỹ năng

 - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

 - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng và biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 24 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
71
72
73
74
Vắng
TUẦN: 24 
TIẾT: 24 
Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 2)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức
 - Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
 - Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 2. Kỹ năng
 - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
 - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng và biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương.
 3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
 - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.
 * GDMT:Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường,ø tài nguyên thiên nhiên
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1. Giáo viên: một số quy định của pháp luật.
 2. Học sinh: đọc trước bài và chuẩn bị câu hỏi SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường là gì? Cho ví dụ.
 2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của con người? 
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV kết luận
- GV đặt câu hỏi: 
1. Bảo vệ môitrường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ của ai?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt t1.
- GV cho hs thảo luận thi đua 2 đội A, B:
- Kể những hành vi vi phạm pháp luật đối với môi trường?
- HS trả lời. 
- GV nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.
- GV đặt câu hỏi:
1. Những biện pháp cần thiết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- HS trả lời. 
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV nêu tình huống cho HS giải quyết.
- GV cho hs đọc bài 1: Tìm biện pháp bảo vệ môi trường và hành vi gây ô nhiễm?
- GV hướng dẫn bài đ / e/ g.
I. Thông tin, sự kiện
II. Nội dung bài học
4. Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
 - Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại.
 - Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
5. Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
 - Một số quy định về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động – thực vật quý hiếm.Cụ thể, kể được một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm: thải chất thải chưa được xử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước; thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phá hoại khai thác trái phép rừng; khai thác, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục do Nhà nước quy định..
6. Những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng quy định.
 - Hạn chế dùng chất khó phân huỷ (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
 - Tiết kiệm điện, nước sạch
III. Bài tập 
a/ Biện pháp: 1, 2, 5
b/ Hành vi gây ô nhiễm: 3.
đ/ e/ g: hs về nhà làm.
IV. Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 1. Củng cố
 Em làm gì nếu bạn em vứt rác bừa bãi trong lớp?
 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập cịn lại SGK
 - Xem lại nội dung của bài 12,13, 14 tiết sau ơn tập.

File đính kèm:

  • docGDCD7 - tiet 24.doc