Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 5 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức

 -Hiểu thế nào là tự trọng.

 -Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.

 -Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.

 2. Kỹ năng

 -Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.

 - KNS: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng so sánh, kĩ năng ra quyết định, giao tiếp, ứng xử.

 3.Thái độ

 Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 5 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
71
72
73
Vắng
TUẦN: 5
TIẾT: 5
Bài 3: TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 -Hiểu thế nào là tự trọng.
 -Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
 -Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
 2. Kỹ năng
 -Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
 - KNS: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng so sánh, kĩ năng ra quyết định, giao tiếp, ứng xử.
 3.Thái độ
 Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: Ca dao, tục ngữ, tấm gương nói về lòng tự trọng.
 2.Học sinh: Đọc truyện đọc và trả lời câu hỏi phần gợi ý a, c SGK/8,9,10
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trung thực? Vì sao mọi người cần phải có tính trung thực?.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV gọi HS đọc truyện
-HS đọc truyện
-GV chia lớp làm 4 nhóm nhỏ thảo luận :5’
+Nhóm 1: Hành động của Rô-be qua câu truyện trên được thể hiện như thế nào?
+Nhóm 2:Vì sao Rô- be lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm?
+Nhóm 3: Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be?
+Nhóm 4: Hành động của Rô-be tác động đến tác giả như thế nào?
-Các nhóm tiến hành thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày 
-Các nhóm khác nhận xét
-GV kết luận, giải thích thêm
-GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng và hành vi không biểu hiện lòng tự trọng trong thực tế
-HS trả lời 
-HS khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét
.
*GV hướng dẫn HS giải bài tập SGK/11
-HS trả lời cá nhân
-HS khác bổ sung
-GV nhận xét.
I. Truyện đọc
II.Nội dung bài học
1. Thế nào là tự trọng?
 -Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phảm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
 -Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là coi trọng danh dự, giá trị con người của mình, không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác.
2. Biểu hiện của lòng tự trọng
 Biết cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hóa, nếp sống gòn gàng, sạch sẽ, tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách..
3.Ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
 -Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình.
 -Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
 -Được mọi người quý trọng.
III. Bài tập
a/11. Đáp án:
1.Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn.
2. Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
Thế nào là tự trọng? Vì sao trong cuộc sống con người cần phải có lòng tự trọng?
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Về nhà học bài, làm bài tập c, d SGK/12
-Chuẩn bị bài 5: Yêu thương con người
-Đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý SGK/15,16
 +Thế nào là yêu thương con người
 +Ý nghĩa của lòng yêu thương con người

File đính kèm:

  • docGD7-T5.doc
Bài giảng liên quan