Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 8 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức

 Nắm được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 3, trật tự an toàn giao thông.

 2. Kỹ năng

 Biết giải quyết các bài tập tình huống, vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập.

 3.Thái độ

 Có ý thức học tập để làm bài kiểm tra 1 tiết tốt.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 8 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
71
72
Vắng
TUẦN: 8
TIẾT: 8
ÔN TẬP
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 Nắm được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 3, trật tự an toàn giao thông.
 2. Kỹ năng
 Biết giải quyết các bài tập tình huống, vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập.
 3.Thái độ
 Có ý thức học tập để làm bài kiểm tra 1 tiết tốt.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: câu hỏi ôn tập.
 2.Học sinh: xem lại nội dung các bài đã học.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần bài tập về nhà của học sinh.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 3.
- GV kiểm tra bài của học sinh bằng cách bốc thăm trả lời nhanh
Câu 1: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?
Câu 2: Những điều nghiêm cấm đối với người điều khiển giao thông?
Câu 3: Thế nào là sống giản dị?
Câu 5.Thế nào là trung thực?
Câu 6: Biểu hiện của tính trung thực?
Câu 7: Học sinh phải thực hiện và rèn luyện tính trung thực trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
Câu 8: Em sẽ làm gì khi phát hiện bạn lật tài liệu trong giờ kiểm tra?
Câu 9: Biểu hiện của người có lòng tự trọng? 
Câu 10: Em sẽ làm gì để bảo vệ lòng tự trọng của mình?
Câu 11: Học sinh cần rèn luyện và thể hiện lòng tự trọng trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- HS làm việc cá nhân
- HS tự nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng
Câu 1,2: Trật tự an toàn giao thông.
Câu 3: 
 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
 - Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự chân thật và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.
Câu 5: 
 Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệnh sự thật. 
Câu 6: 
 Biểu hiện của tính trung thực:
 - Tự làm bài kiểm tra, không nhìn bài của bạn.
 - Nói đúng sự thật mặc dù có thể bị thiệt hại.
 - Thẳng thắn phê bình khi bạn có khuyết điểm.
 - Trả lại của rơi cho người mất.
Câu 7:
 Học sinh cần:
 - Không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 - Thẳng thắn, không che giấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn. 
Câu 8:
 - Nhắc nhở bạn nên dẹp tài liệu vào và không được lật tài liệu nữa.
 - Nếu bạn không nghe thì báo cho thầy cô biết.
Câu 9: 
 Biểu hiện của lòng tự trọng:
 - Biết cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hóa.
 - Nếp sống gọn gàng, sạch sẽ.
 - Tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa.
 - Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai phải nhắc nhở hoặc chê trách.
Câu 10: 
 Giữ gìn danh dự của mình, không chấp nhận sự xúc phạm, sự chê trách bằng việc làm tốt bổn phận, trách nhiệm của mình. Mặt khác, không đồng tình với hành vi thiếu tự trọng.
.Câu 11: 
 - Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình, thực hiện câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, đúng hứa, đúng hẹn trong mọi trường hợp.
 - Phải luôn luôn trung thực với mọi người và với bản thân mình, phải tránh những thói xấu, thói gian dối.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 Nhắc lại 1 trong những câu hỏi trên
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 -Về nhà học bài
 -Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGD7-T8.doc
Bài giảng liên quan