Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7A
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu và nắm được cách sử dụng sgk, tài liệu và
phơng pháp học bộ môn GDCD7.
2. Kỹ năng:
- Biết đánh giá hành vi của bản thân trước các chuẩn mực đạo đức, pháp luật văn hóa- xã hội trong giao tiếp và trong hoạt động
- Biết tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân .
- Liên hệ vận dụng khi học
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng,có tình cảm trong sáng ,lành mạnh đối với mọi người.
nhiệm vụ gì ? - Nhóm 4: Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào ? HS: Thảo luận, viết ra phiếu học tập.. -> Cử đại diện nhóm lên trình bày. -> Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV kết luận : HS: Đọc nội dung bài học SGK/62. GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau: Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở ? - Chăm chỉ học tập. - Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống. - Giữ gìn môi trường. - Tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. - Phòng chống tệ nạn xã hội. HS: Tự do trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm HS. * Hoạt động 2: (20') HS: Đọc bài tập c. A: Việc cần giải quyết. B: Cơ quan giải quyết. 1. Đăng ký hộ khẩu. 2. Khai báo tạm trú. 3. Khai báo tạm vắng. 4. Xin giấy khai sinh. 5. Sao giấy khai sinh. 6. Xác nhận lý lịch. 7. Xin sổ y bạ khám bệnh. 8. Xác nhận bảng điểm học tập. 9. Đăng ký kết hôn. 1. Công an. 2. UBND xã . 3. Trường học. 4. Trạm y tế (bệnh viện). - Chọn các mục A tương ứng với mục B. GV: Nêu tình huống : “Em An 16 tuổi đi xe máy phân phối lớn. Rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông Chủ tịch xã xin bảo lãnh và để UBND xã xử lý”. a) Việc làm của gia đình em An là đúng hay sai ? b) Vi phạm của An xử lý như thế nào ? HS: Thảo luận nhóm bàn. Đại diện lên trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại : (Nếu cần) GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai. + Tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương (số đề, bạo lực, rượu). + Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. HS: Thể hiện các vai theo phần tự chọn. 2) Nội dung bài học : - HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở. - HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân về: + ổn định kinh tế. + Nâng cao đời sống. + Củng cố quốc phòng an ninh. - UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ: + Chấp hành nghị quyết của HĐND. + Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. - Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở : + Tôn trọng và bảo vệ. + Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước. + Chấp hành quy định của pháp luật. 3) Bài tập: Bài tập c (62): +) A1, A4, A5, A6, A9 – B2. +) A2, A3 – B1. +) A8 – B3. +) A7 – B4. * Tình huống : - Việc làm của gia đình em An là sai. - Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo quy định của pháp luật. c) Củng cố: (3') Hệ thống kiến thức trọng tâm. HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) có nhiệm vụ và quyền hạn gì ? d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Học thuộc nội dung bài học. - Xem lại các bài đã học để chuẩn bị cho giờ sau ôn tập. Ngày dạy:........................... Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KỲ II. 1) Mục tiêu: a) Kiến thức: Củng cố phần lý thuyết đã học của học kỳ II để học sinh nắm được một cách có hệ thống, đặc biệt là phần pháp luật. b) Kỹ năng: Biết vận dụng những điều đã được học để xử lý các tình huống trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày. c) Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt các quy định của địa phương. 2) Chuẩn bị: a) Giáo viên: SGK, SGV. b) Học sinh: SGK. 3) Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra: (5’) - Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) bao gồm những cơ quan nào ? - Kể một số việc làm của em, gia đình em với cơ quan nhà nước cấp cơ sở ? b) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: (10') HS: - Phát biểu. - Lên bảng viết lại tên các bài đã học. * Hoạt động 2: (25’) HS: Trao đổi thảo luận các nội dung sau: - Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch ? GV: Là HS lớp 7 em hãy nêu bổn phận của mình với quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục ? - Nêu các hành vi xâm phạm tới quyền của trẻ em ? (Nêu các trường hợp cụ thể). HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Em hãy chỉ ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường xung quanh chúng ta ? HS: GV: Em hãy kể tên các di sản văn hoá của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ? HS: Cố đô Huế. Vịnh Hạ Long. Phố cổ Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn. Động Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhã nhạc cung đình Huế. Cồng chiêng Tây Nguyên. GV: Bản thân em cần có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ di sản văn hoá của địa phương ? HS: HS: Quan sát 2 sơ đồ SGK/56. để nắm được sự phân công và phân cấp của bộ máy nhà nước. GV: - Theo em, bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm những cơ quan nào ? Vì sao lại gọi là cấp cơ sở ? - Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì ? - Vẽ sơ đồ vào vở. HS: Suy nghĩ trả lời. I) Kể tên các bài đã học trong học kỳ II : - Sống và làm việc có kế hoạch. - Quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục của trẻ em Việt Nam. - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ di sản văn hoá. - Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). II) Thảo luận : * Sống và làm việc có kế hoạch : Sắp xếp các công việc một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. * Các hành vi xâm phạm quyền trẻ em : - Các hành vi xâm phạm quyền trẻ em: + Làm giấy khai sinh chậm. + Không cho trẻ em đến trường khi đã đến tuổi đi học. + Đánh đập, hành hạ trẻ em. + Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống. + Dụ dỗ lôi kéo trẻ em đánh bạc. * Hành vi làm tổn hại môi trường : - Phá hoại cây xanh. - Vứt rác bừa bãi. - Đổ các chất thải xuống sông, suối, ao, hồ. - Tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại rừng. * Bảo vệ di sản văn hoá : - Giới thiệu một di tích lịch sử nổi tiếng ở địa phương. * Bộ máy nhà nước: c) Củng cố: (3') Hệ thống các nội dung chủ yếu - Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em Việt Nam. - Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hoá. - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở. d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Đọc và xem lại các nội dung đã học. - Xem lại các bài tập đã làm. - Ôn tập thật kỹ để chuẩn bị cho thi chất lượng học kỳ II. Ngày giảng:............................... Tiết 35: THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II. (Theo đề của trường) Ngày dạy:........................... Tiết 33: THỰC HÀNH NGOAI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC. 1) Mục tiêu: Giúp học sinh: a) Kiến thức: - Học sinh nắm được những nội dung về pháp luật của địa phương. - Tìm hiểu và làm quen với những vấn đề có liên quan đến địa phương. b) Kỹ năng: Biết lên án, phê phán những hành vi trái với các quy định của pháp luật trên mọi lĩnh vực. c) Thái độ: Có ý thức chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương. 2) Chuẩn bị: a) Giáo viên: - Hiến pháp năm 1992. - Công văn số 258/ PGD & ĐT Na Hang v/v phòng chống cháy rừng.( Ngày 10/ 11/ 2010) b) Học sinh: SGK. 3) Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra: Không b) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: (7') GV: Em hiểu như thế nào về khái niệm pháp luật ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Em hãy nêu một số ví dụ về các văn bản có liên quan đến pháp luật ? HS: * Hoạt động 2: (18') GV: ở địa phương em tất cả trẻ em đã được hưởng những quyền gì ? HS: GV: Em hãy kể việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ? HS: Làm ra phiếu học tập. -> Phát biểu ý kiến. -> Nhận xét, bổ sung ý kiến. GV chốt lại. GV: Em hãy nêu các hành vi phá hoại gây ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Pháp luật nước ta đã có những quy định gì để bảo vệ moi trường và tài nguyên thiên nhiên ? HS: (- Điều 29 – Hiến pháp 1992. - Điều 6; 7; 9 – Luật bảo vệ môi trường năm 1997. - Điều 20 – Luật Bảo vệ và phát triển rừng.) GV: - ở địa phương em đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ? - Bản thân em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? HS: Trao đổi thảo luận nhóm bàn. -> Đại diện nhóm phát biểu. -> Nhận xét, bổ sung. GV: Thông qua công văn số 258/ PGD & ĐT Na Hang V/v phòng chống cháy rừng. GV: ở nước ta có các di sản văn hoá nào được UNESCO công nhân là di sản văn hoá thế giới ? HS: Cố đô Huế. Vịnh Hạ Long. Phố cổ Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn. Động Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhã nhạc cung đình Huế. Cồng chiêng Tây Nguyên. GV: - Em hãy kể tên các di sản văn hoá ở địa phương ? - Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: ở địa phương em mọi người đã thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ra sao ? HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. * Hoạt động 3: (15’) GV: Cho HS nêu lại các bài đã học trong học kỳ II và thực hiện theo các hình thức sau : HS: Đóng vai theo các tình huống trong các bài đã học. 1) Pháp luật : a) Khái niệm: Pháp luật là những nội dung có tính thống nhất được áp dụng trong cả nước, bắt buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành. - Ví dụ : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ di sản văn hoá. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 2) Tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ở địa phương ( xã Sinh Long) - Trẻ em được hưởng các quyền: Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và tham gia. - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: - Bảo vệ di sản văn hoá : + Đi thăm quan tìm hiểu di tích lịch sử, di sản văn hoá. + Tố cáo các kẻ gian ăn cắp các di vật, cổ vật, + Chống mê tín dị đoan. + Tham gia các lễ hội truyền thống. - Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo : 3) Thực hành các nội dung đã học : - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ di sản văn hoá. - Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. c) Củng cố: (3') - Những ưu, nhược điểm về việc chấp hành pháp luật ở địa phương. - Mỗi cá nhân học sinh cần thực hiện tốt việc “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Học bài. - Tìm hiểu, theo dõi, phát hiện các hành vi chưa chấp hành tốt pháp luật của mọi người ở nơi mình đang sống.
File đính kèm:
- G A GDCD 7.doc