Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8A Tiết 15

 1. Kiến thức

 - Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.

 - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.

 - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác v sng tạo.

 2. Kỹ năng

 Biết lập kế hoạch học tập, lao động, biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đath kết quả cao trong lao động, học tập.

 * KNS: Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng phân tích so sánh, kĩ năng đạt mục tiêu, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm

 3. Thái độ

 - Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, trong lao động.

 - Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động, phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8A Tiết 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
81
82
83
Vắng
TUẦN: 15
TIẾT: 15
Bài 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.
 - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.
 - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.
 2. Kỹ năng
 Biết lập kế hoạch học tập, lao động, biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đath kết quả cao trong lao động, học tập.
 * KNS: Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng phân tích so sánh, kĩ năng đạt mục tiêu, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm
 3. Thái độ
 - Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, trong lao động.
 - Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động, phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: tấm gương về lao động tự giác, sáng tạo.
 2. Học sinh: đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi sgk/28, 29.
 III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ: thế nào là tự lập? Ý nghĩa của tính tự lập.
 2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV tổ chức học sinh thảo luận cả lớp nội dung tình huống .
+ Nhóm 1: Có ý kiến cho rằng: trong lao động chỉ cần tự giác không cần sáng tạo .
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ của học sinh là học tập chứ không phải lao động nên không cần rèn luỵên ý thức tự giác trong lao động .
+ Nhóm 3: Học sinh cần rèn luyện ý thức tự giác và óc sáng tạo như thế nào ?
- HS: Cả lớp thảo luận 3 ý kiến trên 
- GV tổ chức học sinh đọc nội dung truyện đọc và cho học sinh thảo luận theo nhóm.
+ Nhóm 1: Em cĩ suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng ?
+ Nhóm 2: Hậu quả từ việc làm của ông ?
+ Nhóm 3: Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó ?
- HS các nhóm thảo luận cử đại diện nhóm lên trả lời.
- HS cả lớp nhận xét
- GV chia nhóm học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo các câu hỏi 
+ Nhóm 1: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo ? Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo ? HS: * Lao động tự giác và sáng tạo thì:
- Kết quả học tập cao.
- Biết tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ và mọi người.
+ Nhóm 2: Nêu những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập ? 
- GV: Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ . Muốn có phẩm chất ấy phải không ngừng rèn luyện bề bỉ, lâu dài phải có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi .
+ Nhóm 3: Lợi ích của lao động tự giác , sáng tạo. Liên hệ đến việc học tập của học sinh .
+ Nhóm 4: Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo ?
*GV hướng dẫn HS giải bài tập sgk/30
- Bài 3. Nêu hậu quả của việc làm không tự giác, sáng tạo trong học tập ?
- HS tự nêu ý kiến của mình
- GV liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng
- Lựa chọn ý kiến đúng nhất.
- GV chốt lại ý kiến đúng.
I.Đặt vấn đề
II.Nội dung bài học
1. Khái niệm
 Lao động tự giác, sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
2. Những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập: 
+ Tự giác học bài, làm bài.
+ Đổi mới phương pháp học tập.
+ Luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau.
+ Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
+ Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân,
3. Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo
 Giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách; thúc đẩy sự phát triển xã hội.
III.Bài tập
3/sgk/30.
* Hậu quả:
- Học tập không đạt kết quả cao. 
- Chán nản, dể bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
- Ảnh hưởng đến gia đình, xã hội và bản thân.
4/sgk/30.
 Em khơng đồng ý với ý kiến đĩ vì sáng tạo phải rèn luyện trong cuộc sống mới cĩ được.
 IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.
 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập cịn lại sgk/30.
 - Chuẩn bị bài 12: Quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong gia đình.
+ Đọc phần đặt vấn đề
+ Trả lời câu hỏi gợi ý sgk/30, 31.

File đính kèm:

  • docGD8-T15.doc