Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8A Tiết 29
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
- Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại,. tố cáo.
* KNS: Kĩ năng phân tích, so sánh, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng ứng phó.
3. Thái độ
Thận trọng, khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo.
* GDMT: Pháp luật bảo vệ di sản văn hóa liên quan đến môi trường.
Lớp- Ngày dạy 81 82 83 Vắng TUẦN: 29 TIẾT: 29 Bài 18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN( TIẾT 2) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Kiến thức - Biết cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo. 2. Kỹ năng - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo. - Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại,. tố cáo. * KNS: Kĩ năng phân tích, so sánh, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng ứng phó. 3. Thái độ Thận trọng, khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo. * GDMT: Pháp luật bảo vệ di sản văn hóa liên quan đến môi trường. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Hiến pháp 1992 2. Học sinh: + Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình + Xem trước các bài tập SGK/52. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo? Cho ví dụ. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV đặt câu hỏi: Chúng ta có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo bàng cách nào? Cho ví dụ minh họa. - HS trả lời - HS khác nhận xét - GV kết luận - GV hướng dấn HS tìm hiểu ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo. - GV đưa ra một số tình huống thể hiện quyền khiếu nại, tố cáo. - HS nhận xét tính đúng sai của khiếu nại, tố cáo trong từng trường hợp. HS thảo luận nhóm : 3 nhóm – 3 phút. _ Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo ? - Đại diện nhóm trình bày. HS lớp nhận xét, - GV kết luận. - GV giới thiệu thêm về tầm quan trọng của quyền khiếu nại tố cáo khi thực hiện đúng đắn. _ Em hãy nêu một số ví dụ về việc thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo ? _ Tại sao nói quyền khiếu nại tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân ? GV giới thiệu điều 74 hiến pháp 1992. _ Nhà nước có những qui định gì đối với việc khiếu nại, tố cáo ? _ Trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo ? _ Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo ở địa phương em như thế nào ? _ Theo em phải thực hiện như thế nào nếu chưa tốt ? _ Em thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình như thế nào ? HS trả lời, HS khác nhận xét. GV kết luận. - GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK. - HS làm bài tập cá nhân - HS trình bài, HS khác nhận xét, bổ sung - GV kết luận - HS thảo luận nhóm bài tập 4 - Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét. I.Đặt vấn đề II.Nội dung bài học 3. Cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trực tiếp hoặc gián tiếp qua gởi đơn. 4.Trách nhiệm của nhà nước. - Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định. - Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác. 5. Trách nhiệm của công dân. Công dân phải trung thực, khách quan, thân trọng và đúng quy định khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. III. Bài tập *2/sgk/52 Ông Ân không có quyền khiếu nại, vì ông chỉ là hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận. *4/sgk/52 Sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo: - Giống nhau: + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992. + Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tập thể và của cá nhân. + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. - Khác nhau: về đối tượng, cơ sở, mục đích. IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố: * GDMT: Công dân có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Khi nào thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo. 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà học bài, làm bài tập còn lại sgk/52. - Chuẩn bị bài 19. Quyền tự do ngôn luận + Thế nào là quyền tự do ngôn luận + Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận
File đính kèm:
- GD8-T29.doc