Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8A Tiết 31

1. Kiến thức

 Nêu được Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.

 2. Kỹ năng

 Biết phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác.

 3. Thái độ

 - Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về pháp luật.

 - Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8A Tiết 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
81
82
83
Vắng
TUẦN: 31
TIẾT: 31
Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (TIẾT 1)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 Nêu được Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
 2. Kỹ năng
 Biết phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác.
 3. Thái độ
 - Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về pháp luật.
 - Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: Hiến pháp 1992
 2. Học sinh: + Đọc phần đặt vấn đề sgk và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/54,55.
 + Hiến pháp là gì?
 III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra 15 phút:
Đề:Câu 1: Nêu quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận?(7điểm)
 Câu 2: Nêu 2 ví dụ về lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu?(3điểm)
Đáp án:Câu 1: Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:Bao gồm; quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí(2đ), sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện đại chúng(1đ), kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng(2đ)Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.(2đ)
 Câu 2: 
 Học sinh cho đúng 1 ví dụ đạt 1,5 điểm
 2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS đọc phần đặt vấn đề.
_ Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hóa Điều 65 của Hiến pháp.
_ Từ Điều 65, Điều 146 của Hiến pháp và các điều Luật trên em có nhận xét gì về mối qua nhệ giữa Hiến pháp với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình.
HS thảo luận nhóm : 3 nhóm – 3 phút.
_ Các đặc điểm của Hiến pháp.
Đại diện nhóm trình bày. HS lớp nhận xét, GV kết luận.
_ Em hiểu Hiến pháp là gì ?
_ Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta ra đời từ năm nào ? 
_ Có sự kiện lịch sử gì ? 
_ Nước ta có những Hiến pháp nào ?
GV giới thiệu Hiến pháp nước ta qua các thời kì.
_ Vì sao có Hiến pháp 1946, 1959, 1980,1992.
_ Hiến pháp 1959,1980,1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi hiến pháp.
GV hướng dẫn HS bài tập SGK.
I.Đặt vấn đề
II.Nội dung bài học
Hiến pháp là gì?
 Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
 IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 Hiến pháp là gì?
 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị phần còn lại của bài.
Tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992.

File đính kèm:

  • docGD8-T31.doc