Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 10

 1. Kiến thức

 - Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

 - Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

 2. Kỹ năng

 - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

 - Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.

 *KNS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

 3.Thái độ

 Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
91
92
93
94
Vắng
TUẦN: 10
TIẾT: 10
Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
 - Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
 2. Kỹ năng
 - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
 - Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
 *KNS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
 3.Thái độ
 Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên:câu chuyện, bài báo
 2. Học sinh: đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/17,18
 III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ: không
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề sgk/17
- Gv đặt câu hỏi:
1. Quan sát số liệu và ảnh em thấy Việt Nam đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào?
2. Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết?
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
- GV cho HS thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị (5 phút)
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- GV nhận xét, gợi ý các hình thức hoạt động: giao lưu, kết nghĩa, viết thư, tặng quà
- GV đặt câu hỏi:
1.thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
2.Ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác? Ví dụ minh họa
3.Đảng ta đã có chính sách như thế nào về hòa bình , hữu nghị?
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- GV cho HS liên hệ bản thân mình đã làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?
* GV hướng dẫn HS giải bài tập 2/sgk/19
- HS thảo luận theo bàn 
- Đại diện nhóm thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét
- GV kết luận
I.Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học
 1.Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
 -Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
 -Ví dụ : quan hệ Việt –Lào, quan hệ Việt Nam- Cu ba.
 2.Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
 Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
III.Bài tập
2/19
 a.Em góp ý kiến với bạn, cần phải có thái độ văn minh, lịch sự với người nước ngoài.Cần giúp đỡ họ tận tình nếu họ yêu cầu, có như vậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước.
 b. Em tham gia tích cực, đóng góp ức mình, ý kiến cho cuộc giao lưu vì đây là dịp giới thiệu con người và đất nước Việt Nam, để họ thấy được chúng ta lịch sự, hiếu khách.
 IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? ý nghĩa.
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập còn lại sgk/19.
 - Chuẩn bị:bài 6: Hợp tác cùng phát triển
 	+ Đọc phần đặt vấn đề
+ Trả lời câu hỏi gợi ý sgk/20, 21

File đính kèm:

  • docGD9-T10.doc
Bài giảng liên quan