Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 12

1. Kiến thức

 - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 2. Kỹ năng

 - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 *KNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

 3.Thái độ

 - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 *TTHCM:Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê hương đất nước, nhân ái khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn, mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp tỏa sáng để mọi người noi theo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
91
92
93
94
Vắng
TUẦN: 12
TIẾT: 12
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 1)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 2. Kỹ năng
 - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 *KNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
 3.Thái độ
 - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 *TTHCM:Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê hương đất nước, nhân ái khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn,mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp tỏa sáng để mọi người noi theo.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên:ca dao, tục ngữ, tình huống
 2. Học sinh: đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/23;24
 III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
 - Nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề sgk-tr 24,24.
* Tích hợp TTHCM vào phần truyện đọc
- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: 3 phút
 + Nhóm 1: Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ? Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?
 + Nhóm 2: Cụ Chu Văn An là người như thế nào?
 + Nhóm 3: Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?
 + Nhóm 4: Qua hai câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì?
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung thêm
- GV đặt câu hỏi:
1.Theo em, bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực, còn có truyền thống thói quen, lối sống tiêu cực không? Cho ví dụ.
2.Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
3. Nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
* GV đặt câu hỏi:
1. Để cho truyền thống tốt đẹp đó không bị mai một đi thì chúng ta cần phải làm gì?
2. Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
I.Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học
1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 -Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm
 - Đoàn kết, nhân nghĩa
 - Cần cù lao động
 - Hiếu học
 - Tôn sư trọng đạo
 - Các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật.
3.Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 - Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 - Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 -Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 	 Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

File đính kèm:

  • docGD9-T12.doc