Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 13

 1. Kiến thức

 - Vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 2. Kỹ năng

 - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 *KNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

 3.Thái độ

 -Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 *TTHCM:Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê hương đất nước, nhân ái khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn, mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp tỏa sáng để mọi người noi theo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
91
92
93
94
Vắng
TUẦN: 13
TIẾT: 13
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 2)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2. Kỹ năng
 - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 *KNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
 3.Thái độ
 -Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 *TTHCM:Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê hương đất nước, nhân ái khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn,mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp tỏa sáng để mọi người noi theo.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: Tình huống, chuyện kể.
 2. Học sinh: Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 - Em hãy phân biệt phong tục với hủ tục.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- HS xử lí tình huống: Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu? Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV liệt kê ý kiến của HS lên bảng, sau đó chốt lại ý chính.
- GV cho HS thảo luận lớp trong 3 phút: Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- HS thảo luận
- GV gọi 4-5 HS trình bày
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung thêm
*TTHCM: GV kể cho HS nghe câu chuyện về tấm gương của Bác Hồ.
- GV cho HS liên hệ thực tế bản thân về trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- HS trình bày ý kiến
- GV liệt kê các ý lên bảng
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
*GV hướng dẫn HS giải bài tập
- HS làm bài tập1 sgk/25, 26
- HS tự làm cá nhân
- Cả lớp trao đổi ý kiến
- GV chốt lại ý đúng.
I.Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học
4.Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc .
 Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
5. Thái độ và hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước
 - Giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật, các lễ hội, trang phục, món ăn truyền thống.
 - Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc( chăm chỉ học tập, lao động, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín, tôn sư trọng đạo)
III. Bài tập
1/sgk/25
Ý kiến đúng:
 - Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục
 - Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
 - Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
 - Tích cực tìm hiểu lịch sử, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
 - Thích xem phim, kịch, nghe nhạc Việt Nam
 - Sưu tầm món ăn, trang phục độc đáo của dân tộc.
 - Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố:
 - Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 - Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc em phải làm gì?
 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập còn lại SGK/26
 - Chuẩn bị bài 8: Năng động, sáng tạo
 	+ Đọc phần đặt vấn đề
 + Trả lời câu hỏi gợi ý sgk/28

File đính kèm:

  • docGD9-T13.doc