Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 15

 1. Kiến thức

 - Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo.

 - Biết cần là gì để trở thành người năng động, sáng tạo.

 2. Kỹ năng

 - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày

 *KNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng đặt mục tiêu.

 3.Thái độ

 - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày

 - Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9A Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
91
92
93
94
Vắng
TUẦN: 15
TIẾT: 15
Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (tiếp theo)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo.
 - Biết cần là gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
 2. Kỹ năng
 - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày
 *KNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng đặt mục tiêu.
 3.Thái độ
 - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày
 - Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: Ca dao, tục ngữ, chuyện kể.
 2.Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý b, c sgk/27;28
 III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là năng động, sáng tạo? Nêu những việc làm thể hiện tính năng động, sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống của em.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Học sinh nhắc lại: Những việc làm năng động, sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng?
- GV cho HS thảo luận lớp: Ý nghĩa của năng động, sáng tạo?
- Lớp tiến hành thảo luận trong 3 phút
- GVgọi 2-3 HS trả lời.
- HS khác nhận xét
- GV chốt lại phần ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo
- GV kể cho HS nghe câu chuyện về năng động, sáng tạo.
- HS rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về năng động, sáng tạo.
- GV hướng dẫn học sinh giải bài tập SGK/29,30,31.
- HS làm việc cá nhân bài tập 1, 6.
- HS trình bày ý kiến của mình
GV liệt kê tất cả ý kiến của HS lên bảng
- HS khác góp ý
- GV nhận xét đúng, sai.
I.Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học
2.Ý nghĩa của năng động, sáng tạo.
 Năng động, sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
3. Học sinh cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo?
 - Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
 - Đối với học sinh, để trở thành người năng động sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. 
III. Bài tập
1/29,30
Đáp án:
- Hành vi b,đ,e,h thể hiện tính năng động, sáng tạo.
- Hành vi a,c,d,g không thể hiện tính năng động, sáng tạo.
6/31
- Học sinh A :khó khăn mà em gặp:
- Học kém môn Văn, Toán
- Em cần sự giúp đỡ của các bạn học giỏi Văn, Toán. Cụ thể là phương pháp học của các bạn như thế nàoEm cần được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo.
- Với sự giúp đỡ của cô và bạn bè, em đã tiến bộ rất nhiều môn Văn và Toán.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố
 - Thế nào là năng động, sáng tạo? Ý nghĩa.
 - Học sinh cần rèn luyện tính năng động như thế nào?
 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập còn lại SGK/29,30,31
 - Chuẩn bị bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
 	+ Đọc phần đặt vấn đề
 + Trả lời câu hỏi gợi ý sgk/31, 32.

File đính kèm:

  • docGD9-T15-m.doc