Giáo án giáo dục ngoài giờ lên lớp - Lớp 8 - Bài: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng với học sinh THCS

A – MỤC TIÊU :

- HS hiểu ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- Nhận thức được vì sao thiếu niên, nhi đồng cần rèn luyện theo 5 điều Bác dạy.

- Biết vận dụng 5 điều Bác Hồ dạy vào học tập, rèn luyện trong môi trường THCS và cuộc sống hàng ngày.

- Hiểu được việc thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm ý nghĩa việc cả đời thực hiện khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”

B – CHUẨN BỊ :

- Học sinh tìm hiểu lịch sử xuất xứ của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- Sưu tầm một số câu chuyện về thiếu niên, nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

C – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 3905 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục ngoài giờ lên lớp - Lớp 8 - Bài: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng với học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
	Lớp dạy : 8b
	Ngày dạy : 23-9-2010
5 điều bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng
Với học sinh thcs
A – Mục tiêu :
- HS hiểu ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Nhận thức được vì sao thiếu niên, nhi đồng cần rèn luyện theo 5 điều Bác dạy.
- Biết vận dụng 5 điều Bác Hồ dạy vào học tập, rèn luyện trong môi trường THCS và cuộc sống hàng ngày.
- Hiểu được việc thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm ý nghĩa việc cả đời thực hiện khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”
B – Chuẩn bị :
- Học sinh tìm hiểu lịch sử xuất xứ của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Sưu tầm một số câu chuyện về thiếu niên, nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
C – Tiến trình dạy học 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề
- GV cho một HS đọc lịch sử xuất xứ của 5 điều Bác dạy. (Tài liệu phụ lục)
Một HS đọc trong tài liệu sưu tầm.
Hoạt động 2 : 
Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên ,nhi đồng
Điều thứ nhất : Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
+ Vấn đề : Thế nào là yêu tổ quốc, yêu đồng bảo ? Những biểu hiện cụ thể của học sinh ?
+ GV tập hợp và tóm tắt những ý chính :
+ Yêu tổ quốc : là yêu quê hương, đất nước, bao gồm :
- Phong cảnh đất nước
- Bản sắc dân tộc
- Phong tục tập quán
- Nền văn hiến lâu đời
+ Yêu đồng bào : là yêu 
- Những người cùng chung dòng giống VN, chung cội nguồn VN từ đồng bằng tới vùng núi, yêu người thân, bạn bè, yêu dân tộc VN
- Những người sống trong cộng đồng tại VN.
Tinh thần và tình cảm cần đạt được :
- Phải ý thức được mình là một người VN
- Có ý thức tự hào dân tộc.
Từ đó :
- Chủ động tìm hiểu về địa lý, lịch sử, truyền thống của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chọn lọc được những tinh hoa, bản sắc, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc để học tập, gìn giữ và phát huy.
- Biết cố gắng tự rèn luyện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội, góp phần đưa đất nước ta ngày càng tươi đẹp, hùng mạnh.
Rút ra bài học cụ thể cho bản thân :
- Yêu quí nhà ở, khối phố, các công trình công cộng quanh nơi mình ở. Giữ vệ sinh và an toàn môi trường. Yêu quí những người thân trong gia đình, trong khối phố, cộng đồng dân cư.
- Yêu quí trường lớp, bảo vệ của công, chăm lo môi trường học tập. Yêu quí các bạn trong lớp, trong trường. Có ý thức giúp đỡ bạn vượt khó.trong học tập. Sẵn sàng đóng góp giúp đỡ đồng bào và học sinh vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, vùng bị thiên tai, bão lụt …
+ Thảo luận nhóm 10 phút.
+ Đại diện hai nhóm phát biểu
+ Ghi chép và trả lời câu hỏi dẫn dắt của giáo viên
Điều thứ hai : Học tập tốt, lao động tốt
+ Vấn đề : Tại sao phải học tập tốt, lao động tốt ?
+ GV tập hợp và tóm tắt những ý chính :
- Là học sinh, những công dân nhỏ bé chưa đóng góp được gì nhiều thì học tập tốt, lao động tốt là góp phần cụ thể xây dựng đất nước vì đó là để tích lũy kiến thức, rèn luyện khả năng, ý chí để sau này đóng góp nhiều nhất cho đất nước.
Tinh thần và tình cảm cần đạt được :
Phải nhận thức được học tập và lao động vừa là nghĩa vụ nhưng là quyền lợi, vinh dự rất to lớn mà đất nước, xã hội mang lại cho mình.
Từ đó :,
tập trung sức lực, trí tuệ và tình cảm của mình để cố gắng học thật giỏi, tích cự tham gia các hoạt động xã hội.
+ Thảo luận nhóm 5 phút.
+ Đại diện hai nhóm phát biểu
+ Ghi chép và trả lời câu hỏi dẫn dắt của giáo viên
Điều thứ ba : Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
+ Vấn đề : ý nghĩa của đoàn kết và kỉ luật.
+ GV tập hợp và tóm tắt những ý chính :
+ Đoàn kết là cụ thể hóa hơn một bước của tình yêu đồng bào. Cụ thể :
- Phải yêu quí, giúp đỡ bạn bè không chỉ trong lớp, trong trường mà còn với bạn bè xung quanh.
- Cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể, có đoàn kết tốt sẽ dẫn tới thành công.
- Phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích các nhân.
+ Giữ kỉ luật tốt :
- Trong tập thẻ trường lớp phải giữ gìn kỉ luật chung vì đó cũng là biểu hiện của sự đoàn kết. Tập thể có kỉ luật mới có sức mạnh.
- Là một cách để rèn luyện bản thân, hình thành nhân cách, sau này trở thành một công dân tốt.
+ Thảo luận nhóm 5 phút.
+ Đại diện hai nhóm phát biểu
+ Ghi chép và trả lời câu hỏi dẫn dắt của giáo viên
Điều thứ tư : Giữ gìn vệ sinh thật tốt
+ Vấn đề : Tại sao phải giữ gìn vệ sinh thật tốt ?
+ GV tập hợp và tóm tắt những ý chính :
- Giữ gìn vệ sinh là giữ gìn sức khỏe : Học sinh đang độ tuổi phát triển, cần có sức khỏe tốt để học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Giữ vệ sinh còn là vấn đề trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi.
- Giữ vệ sinh môi trường tốt vì môi trường là của chung tất cả mọi người, là nền tảng cho sự phát triển chung của xã hội cũng như cá nhân mỗi người.
+ Thảo luận nhóm 5 phút.
+ Đại diện hai nhóm phát biểu
+ Ghi chép và trả lời câu hỏi dẫn dắt của giáo viên
Điều thứ năm : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
+ Vấn đề : Tại sao phải khiêm tốn, thật thà, dũng cảm ?
+ GV tập hợp và tóm tắt những ý chính :
- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính cơ bản để hình thành nhân cách một con người chân chính.
- Khiêm tốn : vì mình đang là học sinh, nhiệm vụ chính là học tập, chưa làm được gì đáng kể cho xã hội, đất nước nên không được kiêu căng. Khiêm tốn để bản thân luôn học hỏi, tiến bộ.
- Thật thà là đức tính cơ bản của một người chân chính. Chỉ có trung thực mới mau tiến bộ, được mọi người ủng hộ, yêu mến. 
- Dũng cảm là điều kiện để đạt được những kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Có dũng cảm mới có ý chí vươn lên, đón nhận những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Ví như khi ta có khuyết điểm phải trung thực và dũng cảm nhận lỗi thì mới nhận ra khuyết điểm của mình để sửa chữa, tiến bộ.
+ Thảo luận nhóm 5 phút.
+ Đại diện hai nhóm phát biểu
+ Ghi chép và trả lời câu hỏi dẫn dắt của giáo viên
Hoạt động 3 
Mở rộng phạm vi bài học, các vấn đề liên quan 
+ Vấn đề : Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt, đức tính tốt cần học tập, tại sao Bác Hồ chỉ căn dặn thiếu niên, nhi đồng 5 điều trên ?
+ Giáo viên tập hợp và tóm tắt ý chính.
- 5 điều Bác Hồ dạy là những điều cơ bản hình thành nên nhân cách của một con người chân chính.
- Giản dị, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi học sinh
+ Những lời dạy khác của Bác :
- Trung thu năm 1952 :
 Mong cỏc chỏu cố gắng
 Thi đua học và hành
 Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
 Tựy theo sức của mỡnh...
- Nhân kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong 15/5/1961 : “Mai sau cỏc chỏu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nờn ngay từ rày, cỏc chỏu cần phải rốn luyện đạo đức cỏch mạng để chuẩn bị trở nờn người cụng dõn tốt, người cỏn bộ tốt của nước Việt Nam hũa bỡnh, thống nhất, độc lập, dõn chủ và giàu mạnh” 
+ Thảo luận nhóm 5 phút.
+ Đại diện hai nhóm phát biểu
+ Ghi chép và trả lời câu hỏi dẫn dắt của giáo viên
Hoạt động 4 
Hướng dẫn viết thu hoạch bài học ở nhà 
Mỗi học sinh viết một bản thu hoạch sau bài học về 5 điều Bác Hồ dạy với các nội dung chính sau :
- Nêu tóm tắt nội dung, ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Phân tích và rút ra bài học theo một trong 5 điều mà em thấy là sâu sắc nhất đối với bản thân.
- Phương hướng phấn đấu học tập và rèn luyện theo Tấm gương Bác Hồ vĩ đại.

File đính kèm:

  • doc5 dieu Bac Ho day thieu nien nhi dong.doc