Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Vũ Đức Cảnh

I- MỤC TIÊU

- HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt.

- HS biết được thế nào là 2 đường thẳng cắt nhau, song song , trùng nhau

- HS biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, vẽ 2 đường thẳng có 1 điểm chung, hai đường thẳng song song.

- Yêu cầu HS vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: thước thẳng

Bảng phụ vẽ các đường thẳng với các tên gọi khác nhau. (a; xy; AB)

HS: thước thẳng, bút chì.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Vũ Đức Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:15-09-2007	Ngày dạy:22-09-2007
Tiết 3: Đ3 đường thẳng đi qua hai điểm
I- Mục tiêu
- HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt.
- HS biết được thế nào là 2 đường thẳng cắt nhau, song song , trùng nhau
- HS biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, vẽ 2 đường thẳng có 1 điểm chung, hai đường thẳng song song.
- Yêu cầu HS vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
GV: thước thẳng
Bảng phụ vẽ các đường thẳng với các tên gọi khác nhau. (a; xy; AB) 
HS: thước thẳng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
GV nêu đề bài kiểm tra 
Câu 1: thế nào là 3 điểm thẳng hàng? vẽ điểm A nằm giữa hai điểm C và B.
Câu 2: Chữa bài 11 sgk 
GV nhận xét và cho điểm.
HS 1: lên bảng làm bài 1
HS 2: lên bảng làm bài 13
Đáp án:
B- Bài giảng
1. Vẽ đường thẳng 
GV nêu vấn đề:
Cho điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được mấy đường thẳng?
- Cho 2 điểm A và B, vẽ được ấy đường thẳng đi qua 2 điểm đó?
GV nêu nhận xét: có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A và B
Củng cố: làm bài 15 sgk 
HS vẽ hình ra vở nháp sau đó nêu kết quả.
HS quan sát hình 21 sgk và trả lời miệng.
Học sinh ghi lại cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm:
+Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A,B.
+Dùng dấu chì vạch theo cạnh thước.
Nhận xét: SGK
2- Tên đường thẳng
? Hãy nêu lại cách đặt tên cho đường thẳng đã biết ở tiết trước.
Với mục đích cảu việc đặt tên, GV thông báo các cách đặt tên cho đường thẳng.
Đường thẳng a
Đường thẳng xy:
Đường thẳng AB:
Củng cố làm ? sgk 
Nếu đường thẳng chứa 3 điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó ntn?
HS trả lời 
HS nêu cách gọi khác nhau của đường thẳng
Đáp: Sáu cách.
Đường thẳng AB, đường thẳng AC
Đường thẳng BA, đường thẳng CA
Đường thẳng BC, đường thẳng CB
3. đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:
GV thông báo 
Các đường thẳng trùng nhau
Các đường thẳng cắt nhau
Các đường thẳng song song với nhau
? Em hiểu thế nào là 2 đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau?
GV nêu định nghĩa về hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau?
GV nêu chú ý sgk 
Củng cố:
Vẽ 2 đường thẳng phân biệt có một điểm chung, không có điểm chung.
- Vẽ 2 đường thẳng cắt nhau mà giao điểm nằm ngoài trang giấy.
HS quan sát các vị trí tương đối của hai đường thẳng 
HS suy nghĩ trả lời 
HS đọc chú ý sgk 2 lần 
HS lên bảng vẽ hình 
HS dưới lớp vẽ vào vở nháp
C- Củng cố:
? có mấy đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước
? Nêu các vị trí tương đối của 2 đường thẳng.
Làm bài tập 16 sgk 
Làm bài tập 17 sgk
Làm bài tập 19 sgk
Gv nhận xét bài làm của HS và uốn nắn sai sót.
HS trả lời miệng
HS trả lời miệng
HS trả lời miệng
HS1 lên bảng làm bài 17 
HS2 lên bảng làm bài 19
D- Hướng dẫn về nhà (3 ph)
Học bài theo sgk 
Làm bài tập : 20, 21 sgk ; 16,17 sbt 
Chuẩn bị dụng cụ cho buổi thực hành tiết sau
Mỗi nhóm 2 HS chuẩn bị: 3 cọc tiêu bằng tre hoặc gỗ dài 1,5m một đầu nhọn, thân cọc dán giấy màu xen kẽ và 1 dây dọi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_3_duong_thang_di_qua_hai_diem_vu.doc