Giáo án Hóa học Lớp 10A1 Tiết 17
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu : Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị với hidro. Sự biến đổi tính chất oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A.
2. Kỹ năng:
Vận dụng qui luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được qui luật mới.
3. Thái độ tình cảm:
Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập
Soạn: ...../...../2013 Giảng: ....../...../2013 Lớp 10A1 Tiết 17 BÀI 9 - SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NTHH-ĐỊNH LUẬT LUẬT TUẦN HOÀN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu : Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị với hidro. Sự biến đổi tính chất oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A. 2. Kỹ năng: Vận dụng qui luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được qui luật mới. 3. Thái độ tình cảm: Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập II- CHUẨN BỊ *Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stk…Chuẩn bị Bảng cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (Bảng 6,7,8, sgk Trang 46) *Học sinh: Soạn bài mới trước khi đến lớp. III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): -Hoá trị cả các nguyên tố? Viết CT oxít cao nhất và hợp chất khí với hiđrô của từng chất khí.HS nhận xét về sự biến đổi theo chiều tăng dần của ĐTHN. -Oxít và hiđroxít của các nguyên tố trogn nhóm A. -Định luật tuần hoàn. 2. Giảng bài mới: (30’): (Dạy tiếp từ phần II à hết bài) Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Nội Dung Hoạt đông 1: -Gv giải thích cho HS về tính Kl và tính PK.Sau đó, Hs nghiên cứu SGK để cũng cố 2 Khái niệm này cho đúng. *Tính KL: là tính chất của 1 nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường e để trở thành ion dương. *Tính PK: là tính chất của 1 nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận e để trở thành ion âm. I.TÍNH KIM LOẠI,TÍNH PHI KIM: *Tính KL: là tính chất của 1 nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường e để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất e à tính KL càng mạnh. *Tính PK: là tính chất của 1 nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận e để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu e à tính Pk của nguyên tố càng mạnh. Hoạt đông 2: GV và HS thảo luận về sự biến đổi tính KL,PK trong chu kì theo chiều ĐTHN tăng dần. -GV cho HS đọc SGK mô tả sự biến đổi tính KL,PK và trả lời câu hỏi: -Trong mỗi chu kì của BTH,theo chiều tăng dần của ĐTHN, tính KL,tính PK của các nguyên tố biến đổi như thế nào?Giải thích theo chiều bán kính nguyên tử(hình 2.1) -HS: -Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của ĐTHN ,tính KL của các nguyên tố yếu dần,đồng thời tính PK mạnh dần. Vì: Trong 1 chu kì ,từ trái sang phải,ĐTHN tăng dần (số lớp e = nhau),lực hút của hạt nhân với lớp e ngoài cùng tăng nên bán kính giảm dần.,khả năng thu e tăng dần 1.Sự biến đổi tính chất trong 1 chu kì: -Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của ĐTHN ,tính KL của các nguyên tố yếu dần,đồng thời tính PK mạnh dần. Vì: Trong 1 chu kì ,từ trái sang phải,ĐTHN tăng dần (số lớp e = nhau),lực hút của hạt nhân với lớp e ngoài cùng tăng nên bán kính giảm dần.,khả năng thu e tăng dần. Hoạt đông 3: -Từ hình 2.1 trong SGK,thảo luận về sự biến đổi tính KL,PK trong 1 nhóm A.Từ nhóm IA ->VIIA (Giải thích theo chiều bán kính nguyên tử).VD? -Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của ĐTHN ,tính KL của các nguyên tố mạnh dần,đồng thời tính PK yếu dần. -Vì: trong 1 nhóm A ,Z tăng,số lớp e tăng nên bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn. VD:- Cs có bán kính nguyên tử lớn nhất nên dễ nhường e hơn cả(là KL mạnh nhất). -Fcó bán kính nguyên tử bé nhất nên dễ thu e hơn cả( là PK mạnh nhất). 2.Sự biến đổi tính chất trong 1 nhóm A: -Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của ĐTHN ,tính KL của các nguyên tố mạnh dần,đồng thời tính PK yếu dần. -Vì: trong 1 nhóm A ,Z tăng,số lớp e tăng nên bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn. Hoạt đông 4: -ĐAĐ có lien quan đến tính Kl,tính PK như thế nào? -ĐAĐ của 1 nguyên tố hoá học đặc trưng cho khả năng hút e của nguyênt ử đó khi hình thành liên kết hoá học. 3.Độ âm điện: a.Khái niệm: ĐAĐ của 1 nguyên tố hoá học đặc trưng cho khả năng hút e của nguyênt ử đó khi hình thành liên kết hoá học. Hoạt đông 5: GV và HS dùng bảng 6- sgk thảo luận về sự biến đổi ĐAĐ theo chiều Z tăng dần. -GV giới thiệu về bảng 6 của nhà bác học Pau- Linh (1932). ->Nhìn vào bảng giá trị ĐAĐ của nguyên tử nguyên tố hoá học.Em có nhận xét gì về qui luật biến đổi ĐAĐ theo chu kì,theo nhóm A? HS: -Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải ,theo chiều tăng dần của ĐTHN ,giá trị ĐAĐ của các nguyên tử nói chung tăng dần. -Trong 1 nhóm A, đi từ trái sang phải ,theo chiều tăng dần của ĐTHN ,giá trị ĐAĐ của các nguyên tử nói chung giảm dần b.Bảng độ âm điện (ĐAĐ): -Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải ,theo chiều tăng dần của ĐTHN ,giá trị ĐAĐ của các nguyên tử nói chung tăng dần. -Trong 1 nhóm A, đi từ trái sang phải ,theo chiều tăng dần của ĐTHN ,giá trị ĐAĐ của các nguyên tử nói chung giảm dần. *KL: Tính KL, tính PK của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN. Hoạt đông 6: GV dùng Bảng 7 –sgk.Hướng dẫn HS nghiện cứư và trả lời câu hỏi sau: -Nhìn vào bảng biến đổi hoá trị của nguyên tố chu kì 3, trong oxít cao nhất,trong hợp chất khí với hiđro.Em phát hiện ra quy luật biến đổi tính chất gì theo chiều tăng dần của Z? HS: -Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1à7; Còn hoá trị các PK trong hợp chất với hyđrô giảm từ 4à1. II.HOÁ TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ: -Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1à7; Còn hoá trị các PK trong hợp chất với hyđrô giảm từ 4à1 - Hóa trị cao nhất của các nguyên tố = số electron hóa trị = STT nhóm - Hoá trị của nguyên tố với H = số electron độc thân (Đối với phi kim = 8 – STT nhóm), hợp chất của phi kim với H là hợp chất cộng hóa trị nên chúng là chất khí ở điều kiện thường * Qui luật : Trong 1 chu kì từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi tăng từ 1 ® 7, hóa trị của phi kim với H giảm từ 4 ®1 Ví dụ1 : Chu kì 3 Nhóm I II III IV V VI VII Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7 SiH4 PH3 H2S HCl Công thức chung : Nhóm I II III IV V VI VII R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 RH4 RH3 H2R HR Hoạt đông 7: -GV giúp HS dùng bảng 8 – sgk để nhận xét về sự biến đổi tính chất của oxít và hiđroxít của các nguyên tố nhóm A trong chu kì 3 theo chiều ĐTHN tăng dần. HS: -Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải ,theo chiều tăng dần của ĐTHN ,tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần,đồng thời tính axit của chúng mạnh dần. -Tính chất đó lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì. III.OXIT VÀ HIĐROXÍT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A: -Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải ,theo chiều tăng dần của ĐTHN ,tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần,đồng thời tính axit của chúng mạnh dần. -Tính chất đó lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì. NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4 Bazơ kiềm mạnh Bazơ ít tan Hidroxit lưỡng tính Axit yếu Axit trung bình Axit mạnh Axit mạnh nhất Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7 Oxit bazơ kiềm Oxit bazơ không tan Oxit lưỡng tính Oxit axit Oxit axit Oxit axit Oxit axit Ví dụ2 : Nhóm IIIA B2O3 ; H3BO3 là axit Al2O3 ; Al(OH)3 = HAlO2.H2O lưỡng tính Tl2O3 ; Tl(OH)3 là bazơ (Ga, In tương tự tali) * Vẽ bảng 7 SGK tr. 55 H Li Be B C N O F Na Mg Al Si P S Cl K Ca Ga Ge As Se Br Rb Sr In Sn Sb Te I Cs Ba Tl Pb Bi Po At Fr Tính bazơ giảm, tính axit tăng Hoạt đông 8: -Trên cơ sở khảo sát sự biến thiên tuần hoàn cấu hình e nguyên tử,Bán kính nguyên tử, ĐAĐ, tính KL, Tính PK của các nguyên tố hoá học.Ta thấy tính chất của các nguyên tố hoá học biến đổi theo chiều tăng dần của ĐTHN nhưng không liên tục mà tuần hoàn. -Hs đọc ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN: -Tính chất của các nguyên tố và đơn chất ,cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của ĐTHN nguyên tử. IV.ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN:Tính chất của các nguyên tố và đơn chất ,cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của ĐTHN nguyên tử. 4.Củng cố (6’): -Tính KL, Tính PK của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử. Xem lại hình 2.1 (trang 43-sgk) 5. Dặn dò (4): -Hoá trị cả các nguyên tố? Viết CT oxít cao nhất và hợp chất khí với hiđrô của từng châấ khí.HS nhận xét về sự biến đổi theo chiều tăng dần của ĐTHN. -Oxít và hiđroxít của các nguyên tố trogn nhóm A. -Định luật tuần hoàn. -Về nhà làm Bt 7-12 sgk trang 48 -Chuẩn bị BÀI 10: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. (1) Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố trong BTH? (2) Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố (3) So sánh tính chất của nguyên tố với các nguyên tố lận cận. -Hs làm BT thêm: 1.Oxít cao nhất của 1 nguyên tố X ứng với CT: X2O3.Nguyên tố đó là: A.Mg B.Al C.K D.F 2.Cho các chất sau: K2O,BaO,SO2,CO2,N2O3,N2O5,CH4,NH3,H2O,HCl. Xác định hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất với oxi và hợp chất với hiđro? RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiết 17.doc