Giáo án Hóa học Lớp 10A1 Tiết 21

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tốtrong bảngtuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

- Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại

 

doc7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10A1 Tiết 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
A. ma trận 
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở
mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tốtrong bảngtuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
- Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.
Bài toán xác định tên nguyên tố dựa vào cấu tạo của bảng tuần hoàn.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5
0,5
2,0
3,0 (30%)
2. sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học 
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; 
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A; 
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
0,5
0,5
1,0 (10%)
3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A.
- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.
- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).
- Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì.
- Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về:
- Độ âm điện, bán kính nguyên tử.
- Hoá trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và với hiđro.
- Tính chất kim loại, phi kim.
- Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. 
- Bài toán xác định tên nguyên tố
dựa vào tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm A.
Số câu hỏi
1
1
1
1
4
Số điểm
0,5
0,5
0,5
2.0
3,5 (35%)
4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: 
- Cấu hình electron nguyên tử 
- Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.
- So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
2,0
0,5
2,5 (25%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
3
1,5
(15%)
3
1,5 (15%)
2
4,0
(40%)
2
1,0
(10%)
1
2,0
(20%)
11
10,0
(100%)
B. Đề kiểm tra 1 tiết:
Soạn: ...../...../2013
Giảng: ....../...../2013
Lớp 10A1
Tiết 21
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 - Kiến thức :
- Kiểm tra trắc nghiệm: Nhằm đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức chương 2 BTH các NTHH của hs, để từ đó có phương pháp dạy phù hợp. Chuẩn bị kiến thức để HS thi học kì I.
2 - Kĩ năng:
- So sánh, giải các dạng bài tập tính toán tự luận trắc nghiệm, Biết phân tích suy luận từ đó khái quát tổng hợp.
3 - Thái độ:
- Nhắc ý thức thức tự giác trong học tập.
- H/s cần có ý thức tự giác trong giờ kiểm tra.
II- CHUẨN BỊ
1*Giáo viên: Soạn bài ra đề-đáp án
2*Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học, làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2. Giảng bài mới: (45’): 
KIỂM TRA MỘT TIẾT
A. ĐỀ BÀI:
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng.
Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Cả A, B và C.
Câu 2: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm :
Có tính chất hoá học gần giống nhau.
Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.
Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.
Được sắp xếp thành một hàng.
Câu 3: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì :
tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
Câu 4: Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố :
nhóm IA và IIA.
nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He).
nhóm IB đến nhóm VIIIB.
xếp ở hai hàng cuối bảng.
Câu 5: Sắp xếp các kim loại Na, Mg, Al, K theo quy luật tính kim loại giảm dần :
Na, Mg, Al, K.
K, Na, Mg, Al.
Al, Mg, Na, K.
 D. Na, K, Mg, Al. 
Câu 6: Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính axit tăng dần :
H4SiO4, H3PO4, H2SO4, HClO4.
H2SO4, H3PO4, HClO4, H4SiO4.
HClO4, H2SO4, H3PO4, H4SiO4.
H3PO4, HClO4, H4SiO4, H2SO4. 
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7: Một nguyên tố thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIA. Hỏi:
a. nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ngoài cùng?
b. electron ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
c. viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó.
d. nguyên tố đó là kim loại hay phi kim? vì sao?
Câu 8: Oxit cao nhất của nguyên tố R là RO3, trong hợp chất với hiđro thì R chiếm 94,12 % về khối lượng.
a. viết công thức hợp chất với hiđro của R.
b. xác định tên nguyên tố R.
c. viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.
d. cho biết vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
B. ĐÁP ÁN:
I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0, 5 đ.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐA đúng
D
D
A
B
B
A
II. Phần tự luận:
Câu 7:
a. Từ bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố đó có 7 electron ngoài cùng	0, 5 đ
b. số electron ngoài cùng thuộc phân lớp s và p	1, 0 đ
c. cấu hình electron là: [Ar]3d104s24p5	1, 0 đ
d. là phi kim vì có 7 electron ngoài cùng	0, 5 đ
Câu 8:
a. H2R	1, 0 đ
b. %mR = .100% = 94, 12%	1, 0 đ
 à MR = 32 = MS	0, 5 đ
 Vậy: R là lưu huỳnh (S; MS = 32)	 	0, 5 đ
c. cấu hình electron: [Ne] 3s23p4	0, 5 đ
d. R thuộc ô 16, chu kỳ 3, nhóm VI 	0, 5 đ
3. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nhận xét ý thức HS trong giờ kiểm tra, ý thức tự giác, thái độ trong giờ kiểm tra.
- Dặn dò: Xem trước bài 12 “Liên kết ion – Tinh thể ion ”
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 21.doc
Bài giảng liên quan