Giáo án Hóa học Lớp 10A1 Tiết 53

1. Kiến thức

Biết được:

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.

Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3.

- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.

- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10A1 Tiết 53, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng nước 
- Nặng hơn KK ( d = 34/29≈1.17)
I. Hiđro sunfua H2S
1. Tính chất vật lí: 
- Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng
- Rất độc và ít tan trong nước 
- Nặng hơn KK ( d = 34/29≈1.17)
 Hoạt động 2
- Tên gọi của axít H2S?
- So sánh mức độ axít H2S với axít cacbonic(H2CO3)
- H2S là axít mấy lần axít? Có thể tạo ra những muối nào?
 =>Viết ptpư của H2Stạo nên muối trung hòa và muối axít.
-Axít H2S: axít sunfuhiđric 
-Độ axít :H2S < H2CO3
- H2S là 2 lần axít 
-Có thể tạo ra 2 loại muối:
Muối trung hòa & muối axít.
Vd:
H2S + KOH " KHS + H2O
H2S + 2KOH " K2S + 2H2O
2 Tính chất hoá học: 
a. Tính axít yếu: 
*Dung dịch axít sunfuhiđric :
-> Tính axít rất yếu (yếu hơn axít cacbonic)
- Có thể tạo ra 2 loại muối:
+ Muối trung hòa: Na2S; CaS; FeS…
+ Muối axít: NaHS, Ba(HS)2.
Vd: H2S + NaOH " NaHS + H2O
H2S + 2NaOH " Na2S + 2H2O
*H2S có số oxi hoá thay đổi như thế nào?
-H2S tác dụng với O2 tạo sản phẩm gì?
-S-2 ->S0 ->S+4
-Đk thường (thiếu oxi): tạo S
-Đk T0 cao tạo SO2
b. Tính khử mạnh:
- Nguyên tố S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2) 
" H2S có tính khử mạnh.
 S-2 " S0 + 2e 
 S-2 " S+4 + 6e 
Hoạt động 3 
*GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, hướng dẫn HS rút ra kết luận 
- Trong PTN:cho FeS tác dụng với dung dịch HCl tạo H2S
3.Trạng thái tự nhiên điều chế:
- H2S có ở khí ga, xác động thực vật, nước thải nhà máy.
- Điều chế: 
 FeS + 2HCl " FeCl2 + H2S#
Hoạt động 4 
-Nêu tính chất vật lí của SO2 ?(Trạng thái, mùi đặc trưng? độc tính?)
- Tỷ khối so với KK? Tính tan trong nước?
Hs:- SO2 là khí không màu, mùi hắc, rất độc.Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước.
II. Lưu huỳnh đioxít: SO2
1. Tính chất vật lí:
- Khí không màu, mùi hắc, rất độc.
- Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước.( )
Hoạt động 5:
Gv gọi HS lên bảng xác định số oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá,sự khử, sự oxi hoá
->Cân bằng pư oxi hoá - khử
->Nêu vai trò chất tham gia pư
S+4 O2 + KMn+7 O4 + H2O ->K2S+6 O4+Mn+2 SO4+H2S+6 O4
-S+4 O2 :Chất khử
-KMn+7 O4 : Chất oxi hoá
S+4 ->S+6 +2e *5
Mn+7 +5e->Mn+2 *2
5SO2 + 2KMnO4 +2 H2O ->K2SO4+2MnSO4+2H2SO4
Bài tập 5:Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (màu tím) .Nhận thấy dung dịch mất màu vì xảy ra phản ứng sau:
SO2 + KMnO4 + H2O ->K2SO4+MnSO4+H2SO4
a.Cân bằng ptpư theo phương pháp thăng bằng e
b.Vai trò của SO2 và KMnO4?
3.Củng cố ((2’)
*Tiết 52:- Hướng dẫn HS tóm tắt trọng tâm bài đã học:
+ H2S là axít yếu, là chất khử mạnh
+ SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
+ SO3 là oxít axít mạnh 
4.Dặn dò (1’) : :Hs làm các bài tập 1->5 trang 138, 139 SGK --- Học bài cũ, tiết sau luyện tập
RÚT KINH NGHIỆM
BÀI 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
I.MỤC TUÊU BÀI HỌC 
 1.Về kiến thức
 vHọc sinh biết
Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của SO2, SO3 và H2SO4
Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp
cách nhận biết ion sunfat
 vHọc sinh hiểu
Từ cấu tạo phân tử và số oxi hóa suy ra tính chất của SO2, SO3 và H2SO4
Hiểu nguyên nhân sự khác nhau về tính oxi hóa của axít H2SO4 loãng, H2SO4 đặc
 2.Học sinh vận dụng
Viết PTHH minh họa cho tính chất của SO2, SO3 và H2SO4
Giải thích hiện tượng ô nhiễm không khí, mưa axít
II. PHƯƠNG PHÁP
 Thuyết trình + Đàm thoại + Trực quan
III. CHUẨN BỊ
Hóa chất: Na2SO3, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, KMnO4, Fe, Cu…..
Tư liệu mưa axít, sơ đồ ứng dụng của H2SO4, SO2…
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Dùng những phản ứng hóa học chứng minh hidro sunfua có tính khử?
 3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử - Tính chất vật lý
GV: yêu cầu HS viết cấu hình electron của S, O. giải thích liên kết hóa học trong phân tử SO2. từ đó viết CTPT, CTCT của SO2
GV: em có nhận xét gì về số oxi hóa của S trong SO2
GV: Dựa vào SGK nêu tính chất vật lý của SO2
HS: viết cấu hình electron, từ cấu hình e giải thích được liên kết trong phân tử SO2 là liên kết CHT phân cực, từ đó viết được CTPT, CTCT của SO2
HS: trong hợp chất SO2, S có số oxi hóa +4
HS: dựa vào sgk trả lời
A.LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ
CTPT: SO2
CTCT: O = S = O hoặc O =S àO
Trong hợp chất SO2, nguyên tử S có số oxi hóa +4
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí
Tan nhiều trong nước
Là khí độc
Hoạt động 2: Tính chất hóa học
GV: SO2 là oxit của phi kim suy ra SO2 là một oxit axit. vậy nó có thể có những phản ứng nào?
GV: yêu cầu HS viết PTHH của những phản ứng đó, gọi tên sản phẩm, nhận xét số oxi hóa của các nguyên tố trong PƯHH
GV: H2SO3 là axit yếu ( mạnh hơn axit sunfuhidric) và không bền( ngay trong dd, H2SO3 cũng bị phân huỷ thành SO2 và H2O)
GV: yêu cầu HS viết PTPƯ của SO2 + NaOH từ đó nhận xét về tỉ lệ số mol nNaOH: nSO2 và thành phần muối tạo thành
GV: Nhận xét: trong các phản ứng thể hiện tính oxi axit của SO2, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi
GV: yêu cầu HS nhắc lại số oxi hóa có thể có của S, từ đó xác định số oxi hóa của S trong SO2 
GV: em có nhận xét gì về số oxi hóa của S trong SO
GV: nhận xét đi đến kết luận SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
GV: làm thí nghiệm điều chế SO2 từ Na2SO3 tác dụng với H2SO4 loãng, dẫn khí thu được lần lượt vào dd KMnO4, dd Br2
GV: em có nhận xét gí về sự thay đổi màu sắc dd trong các phản ứng trên
GV: kết luận: vì thế phản ứng này còn dùng để nhận biết SO2
GV: Để khử độc khí SO2, người ta thu lấy khí SO2 thải ra trong quá trình sản xuất hóa chất và chuyển nó thành S. vậy có thể dùng hóa chất nào để thực hiện được quá trình chuyển hóa đó 
GV: một số kim loại cũng có thể bị oxi hóa bởi SO2. gọi HS lên bảng hoàn thành PTPƯ
GV: kết luận: SO2 là chất oxi hóa khi phản ứng với chất khử mạnh hơn nó
HS: SO2 là một oxit axit, nó có các phản ứng sau: 
- Tác dụng với H2O
- Tác dụng với bazơ kiềm
- Tác dụng với oxít của bazơ kiềm
HS: lên bảng hoàn thành PTPƯ, rút ra nhận xét:
nNaOH: nSO2 £ 1=> muối axit
 nNaOH: nSO2 ³ 2=> muối trung hòa
1£ nNaOH: nSO2 £ 2 => tạo 2 loại muối
HS: nhắc lại số oxi hóa của S: -2, 0,+4, +6. số oxi hóa của S trong SO2 là +4 
HS: số oxi hóa của S trong SO2 là +4, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa -2, 0, +6. Do vậy khi tham phản ứng, SO2 có thể bị khử hoặc bị oxi hóa
HS: quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH, nhận xét vai trò của chất tham gia phản ứng
HS: khi dẫn khí SO2 vào các dd trên, thì các dd trên bị mất màu
HS: có thể dùng H2S phản ứng với SO2 tạo thành S, viết PTHH
Hs: lên bảng hoàn thành PTPƯ, từ đó xác số oxi hóa các chất tham gia phản ứng
HS: dựa vào SGK và những hiểu biết của mình để trả lời:SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit, mưa axit tàn phá nhiều rừng cây, công trình kiến trúc bằng đá và kim loại,...=> SO2 là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 1.Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
SO2 tan trong nước => dd axit sunfurơ
SO2 + H2O H2SO3
SO2 tác dụng với dd kiềm tuỳ theo tỉ lệ số mol tạo 2 loại muối:
SO2 + NaOH → NaHSO3
 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
 nNaOH: nSO2 £ 1=> muối axit
 nNaOH: nSO2 ³ 2=> muối trung hòa
1£ nNaOH: nSO2 £ 2 => tạo 2 loại muối
2.Lưu huỳnh đioxit vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
 a)Tính khử
 khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh như: Halogen, KMnO4
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr +H2SO4 
 b) Tính oxi hóa
 Khi tác dụng với chất khử mạnh hơn như H2S, Mg…
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + 2 Mg → S + MgO 
IV. LƯU HUỲNH ĐIOXIT - CHẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ( SGK)
Hoạt động 3: SO2 – Chất gây ô nhiễm môi trường
GV: SO2 có nhược điểm là một trong các chất gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên nó cũng có ưu điểm là có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. vậy dựa vào SGk nêu các ứng dụng của SO2
GV: trình bày phương pháp điều chế SO2 trong PTN và trong CN. Yêu cầu HS viết PTPƯ
GV: Tại sao người ta lại tiến hành thu khí SO2 bằng cách đẩy không khí và đặt miếng bong tẩm xút trên miệng lọ thu khí SO2
HS: dựa vào SGK nêu các ứng dụng của SO2
V. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ
 1. Ứng dụng
Sản xuất axit H2SO4
Tẩy trắng giấy, bột giấy
Chống nấm mốc
 2. Điều chế
 a) trong phòng thí nghiệm
 Đun nóng dd axit H2SO4 với muối Na2SO3
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑
 b) Trong công nghiệp
Đốt cháy lưu huỳnh
 S + O2 → SO2
Đốt quặng sunfua kim loại ( FeS2)
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Hoạt động 4: Cấu tạo – Tính chất vật lý của SO3
 1: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý
GV: yêu cầu HS viết cấu hình electron lớp ngoài cùng và sự phân bố electron theo các obitan của nguyên tử S
GV: em có nhận xét gì về số oxi hóa của S trong SO3 
GV: yêu cầu dựa vào SGK, rút ra tính chất vật lý của SO3
2: tính chất hóa học
GV: yêu cầu HS dựa vào thành phần phân tử SO3 cho biết SO3 là hợp chất có tính gì? Tác dụng được với những chất nào?
 3: ứng dụng và điều chế
GV: SO3 ít có ứng dụng thực tiễn, là sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất H2SO4. Hãy nêu phương pháp điều chế SO3 trong công nghiệp và viết PTPƯ 
HS: hoàn thành PTPƯ 
HS: vận dụng tính chất vật lý và tính chất hóa học của SO2 để giải thích
HS: viết cấu hình e của S, từ đó suy ra được CTPT, CTCT của S
HS: trong hợp chất SO3, số oxi hóa của S là +6
HS: SO3 là oxit axit, tác dụng rất mạnh với H2O tạo thành H2SO4. ngoài ra nó còn tác dụng được với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối sunfat
HS: tham khảo SGK và trình bày phương pháp điều chế SO3 trong công nghiệp
B. LƯU HUỲNH TRIOXIT
I.CẤU TẠO PHÂN TỬ
CTPT: SO3
CTCT: 
 O	 
 S 
 O O	 
Trong hợp chất SO3, S có số oxi hóa là +6
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Là chất lỏng không màu
Tan vô hạn trong nước và trong axit H2SO4
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Là oxit axit
SO3 + H2O → H2SO4
Tác dụng với oxit bazơ, bazơ => muối sunfat
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ
Ứng dụng ( Sgk)
Điều chế
Trong công nghiệp: 
 SO2 + O2 SO3 	
4500 – 5000C
V2O5
4. củng cố
SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. viết PTPƯ chứng minh
PTPƯ diều chế SO2, SO3
Làm bài tập 1,2,3,4,5 trang 186 Sgk

File đính kèm:

  • docTiết 53.doc
Bài giảng liên quan