Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 23: Phong tục ngày tết
PHONG TỤC NGÀY TẾT
I. MỤC TIÊU
Sau bài hoạt động, HS cần đạt được:
1/ Kiến thức
- Biết các khái niệm Tết là gì? phong tục là gì?
- Hiểu được ý nghĩa của các phong tục trong ngày tết.
- Trình bày được những phong tục cần làm trong ngày Tết.
2/ Kĩ năng
- Biết cách giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các phong tục truyền thống trong những ngày Tết.
3/ Thái độ:
Có nhận thức đúng đắn về những giá trị của các phong tục ngày Tết truyền thống, quan tâm tới những phong tục đẹp trong ngày Tết của dân tộc nói riêng và các phong tục khác nói chung để chúng ta mãi hòa nhập chứ không hòa tan.
Tuần 23 Ngày soạn : 13/01/2014 Ngày dạy : //2014 PHONG TỤC NGÀY TẾT I. MỤC TIÊU Sau bài hoạt động, HS cần đạt được: 1/ Kiến thức - Biết các khái niệm Tết là gì? phong tục là gì? - Hiểu được ý nghĩa của các phong tục trong ngày tết. - Trình bày được những phong tục cần làm trong ngày Tết. 2/ Kĩ năng - Biết cách giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các phong tục truyền thống trong những ngày Tết. 3/ Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về những giá trị của các phong tục ngày Tết truyền thống, quan tâm tới những phong tục đẹp trong ngày Tết của dân tộc nói riêng và các phong tục khác nói chung để chúng ta mãi hòa nhập chứ không hòa tan. II. CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Tài liệu về phong tục ngày Tết. - GA powerpoint, máy tính xách tay. 2/ Học sinh: Các tài liệu liên quan đến các phong tục của ngày Tết. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết trình, IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: a)Vào bài: Tết là ngày bắt đầu của một năm mới. Mỗi quốc gia dân tộc có phong tục tập quán của riêng mình được gìn giữ qua bao thế hệ. Có phong tục vẫn tồn tại theo thời gian thì cũng có phong tục bị lụi tàn theo đà tiến hoá của nhân loại. Phong tục của dân ta thoạt nghe như chuyện thần tiên nhưng vẫn tồn tại vì trong cái huyền bí có những ý nghĩa thực tế. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các phong tục ngày Tết của dân tộc ta và ở địa phương chúng ta . b) Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: Tìm hiểu về các khái niệm có liên quan. - GV đặt câu hỏi: Bằng hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: + Phong tục là gì? + Phong tục có đặc điểm gì? + Tết là gì? + Phong tục ngày Tết là gì? - Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. - Một HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS, nhấn mạnh cho HS tránh hiểu nhầm phong tục ngày Tết không đơn thuần là cách ăn mặc của con người và trình chiếu hình ảnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phong tục trong ngày Tết của dân tộc.(Nhóm). - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận về các phong tục trong ngày Tết của dân tộc ta. - Các nhóm thảo luận, trình bày. - GV nhận xét và trình chiếu hình ảnh. Hoạt động 3: Thực trạng nhận thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ VN hiện nay. à Cá nhân. - Suy nghĩ và hành động của thế hệ trẻ đối với các phong tục ngày Tết của dân tộc ta ? Với bản thân mình? àHS suy nghĩ, trả lời. - Là thế hệ trẻ VN, cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy những phong tục ngày Tết truyền thống của dân tộc ta? àHS trả lời àGV nhận xét và chiếu hình ảnh minh họa về những hành động cụ thể trong dịp Tết Nguyên đáng theo cách riêng của mình. 1/ Các khái niệm: - Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Đặc điểm: Không mang tính bắt buộc, cố định nhưng cũng không tùy tiện; nó trở thành tập quán XH tương đối bền vững. - Tết là ngày bắt đầu của một năm mới. Mỗi quốc gia dân tộc có phong tục tập quán của riêng mình được gìn giữ qua bao thế hệ. + Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Ngày Tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên đáng (ngày đầu năm) - Phong tục ngày Tết là những hoạt động sống, thói quen của con người thực hiện trong ngày Tết đã có từ lâu đời, ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. 2/ Các phong tục trong ngày Tết Nguyên đáng: a) Mua và xin câu đối trước Tết: Mua một câu đối hay một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới. b) Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: Được bày tiện cầu kì đầy đủ lễ vật với đủ 5 loại quả và trình bày đẹp mắt, thể hiện vẻ sung túc của gia đình. c) Xông nhà: Nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà àcầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà. d) Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa xuất hành đi du xuân với hướng tương sinh với mình. e) Mua muối: Đầu năm mua muối để cầu may mắn đến. f) Khai ấn và khai bút: Đầu Xuân, vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút,... g) Đi lễ chùa và xin xăm: Đi chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt dầu hoặc tiền công đức cho chùa. 3/ Thực trạng và hành động của thanh niên VN. - Thực tiễn: + Tích cực: à Làm việc khoa học, mỗi kỳ nghỉ tết làm những công việc cần chuẩn bị để chào năm mới: đi chợ mua sắm quần áo, bánh kẹo, hoa quả; dọn dẹp, lau chùi nhà cửa; trang trí bàn thờ, mâm ngũ quả, cắm hoa..., còn mua quà tặng ông bà bố mẹ, mặc dù cũng vẫn là tiền của bố mẹ cho, tiết kiệm. à Tham gia các hoạt đông truyền thống trong ngày Tết tích cực, đúng ý nghĩa, àĐã, đang và mãi mãi trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc vào dịp Tết + Tiêu cực: Cờ bạc, đua xe, đánh nhau, - Trách nhiệm: à Giữ được cho mình vốn kiến thức rộng lớn về văn hóa, phong tục ngày tết truyền thống của dân tộc. àTích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các phong tục Tết truyền thống của dân tộc ta. 4/ Đánh giá - Bản thân mình đã làm gì để giữ gìn và phát huy những phong tục ngày Tết ở địa phương. - Ngày Tết của dân tộc ta có ý nghĩa gi? 5/ Hoạt động nối tiếp Chuẩn bị nội dung để tìm hiểu lí tưởng của thanh niên trong thời đại mới. V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- GA NGLL.tuan23.doc