Giáo án Hướng nghiệp 9 - Trường THCS Kỳ Xuân

CHỦ ĐỀ 1: Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC

 CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh biết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.

- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. HSCB:

- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi người lao động ở 1 số nghề , hoặc những người có thành tích cao trong lao động nghề nghiệp.

- Chuẩn bị nội dung trên để thi tìm hiểu nghề trong giờ học.

2. GVCB: Nghiên cứu một số tài liệu hướng nghiệp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 9 - Trường THCS Kỳ Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng ủieàu kieọn nhaỏt ủũnh veà: naờng lửùc hoùc taọp, ủieàu kieọn sửực khoe, kinh teỏ. Vỡ vaọy trửụực khi choùn hửụựng ủi caàn caõn nhaộc kú lửụừng.
- Gv vaứ hs neõu nhửừng gửụng ủieồn hỡnh ủaừ sửu taàm.
* Cho hs hoaùt ủoọng vaờn ngheọ.
 Haựt thi coự thửụỷng veà chuỷ ủeà: ca ngụùi nhửừng ngửụứi lao ủoọng trửùc tieỏp.
- Thaỷo luaọn caực caõu hoỷi:
- Chuự yự caực ủieàu kieọn cuỷa baỷn thaõn ủeồ choùn ngheà cho phuứ hụùp. Neõu caực yự lửùa choùn ngheà.
- ẹaùi dieọn nhoựm trỡnh baứy quan ủieồm cuỷa nhoựm mỡnh veà caực luoàng vaứ ủieàu kieọn cuỷa tửứng luoàng ủi. 
3. Cuỷng coỏ:
- Gv nhaọn xeựt, ủaựnh giaự keỏt quaỷ ủaùt ủửụùc sau khi thaỷo luaọn: soỏ ngửụứi tham gia ủoựng goựp yự kieỏn, yự thửực tranh luaọn vaứ trao ủoồi khi thaỷo luaọn nhoựm.
4. Daởn doứ:
- Naộm ủửụùc caực hửụựng sau khi toỏt nghieọp THCS, tỡm choùn cho mỡnh hửụựng ủi thớch hụùp, hửụựng phaỏn ủaỏu baỷn thaõn ủeồ ủaùt ủửụùc hửụựng ủi ủaừ choùn.
- Tỡm hieồu moọt soỏ coõng ty, nụi tử vaỏn cho ngửụứi tỡm vieọc laứm.
Buổi 3 ngày tháng năm 2010
Chủ đề 1: Tư vấn hướng nghiệp
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả.
- Biết cách chuẩn bị các tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp.
- Có ý thức cầu thị trong khi được tư vấn.
II. chuẩn bị: 
1. HSCB: - Chuẩn bị như giáo viên dặn tiết trước
2. GVCB: - Nghiên cứu một số tài liệu hướng nghiệp.
Iii. Hoạt động tổ chức:
1. ổn định lớp:
 2. Tiến trình tổ chức: 
* GTB: GV giới thiệu mục tiêu của chủ đề và giới thiệu khái niệm về tư vấn hướng nghiệp.
 HĐ1: Một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp:
HĐ Giáo viên
- Giới thiệu cho học sinh về khái niệm tư vấn hướng nghiệp, ý nghĩa của sự cần thiết của những lời khuyên chọn nghề của các cơ quan hoặc của cán bộ làm công tác tư vấn chọn nghề.
- Giáo viên trao đổi với HS về những nơi cần đến để nhận được lời khuyên chọn nghề như: bệnh viện, trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị những thông tin (tư liệu) về bản thân để đưa cho cơ quan tư vấn có nội dung như sau:
* Sự phát triển về thể lực và sức khỏe:
- Tuổi (ghi chính xác ngày, tháng, năm sinh).
- Giới tính.
- Chiều cao.
- Cân nặng.
- Các tật mắc phải (Ví dụ: cận thị, vẹo cột sống, bàn chân bẹt, mồ hôi tay, thọt chân).
- Các bệnh mãn tính (đau gan, suy thận, đau mắt hột, đau dạ dày, vảy nến, tổ đỉa,)
+ Các số liệu làm tư liệu này, cần đến khám sức khỏe ở phòng khám bệnh, bệnh viện
* Học vấn, sở thích:
- Những văn bằng đã có.
- Trình độ ngoại ngữ.
- Trình độ sử dụng máy vi tính, khai thác mạng Intenet và Intenet.
- Những lớp tập huấn dài hạn của đoàn thể, của Đảng
- Những lĩnh vực tri thức ưa thích (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và văn nhân, kinh tế, quản lí, nghệ thuật).
- Những khiếu (văn học, nghệ thuật, thể dục thể tha...)
- Những hoạt động xã hội. hoạt động đoàn thể đang tham gia.
* Quan hệ của gia đình và xã hội:
- Nghề nghiệp của bố mẹ và anh chị em trong gia đình.
- Nghề truyền thống của gia đình hay dòng họ.
- ý kiến của cha mẹ và người thân về việc chọn nghề của bản thân..
- Đánh giá của người xung quanh về thái độ, năng lực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
* Nghề định chọn:
- Nghề yêu thích nhất.
- Những nghề có thể chấp nhận khi không có điều kiện lựa chọn cho bản thân.
HĐ Học sinh
- Nghe giáo viên giới thiệu ghi nhớ kiến thức.
- Ghi lại thông tin cho bản thân.
- Nghe GV hướng dẫn ghi lại thông tin.
HĐ2: Xác định đối tượng lao động mình ưa thích:
- GV giới thiệu bảng xác định đối tượng lao động. 
- YCHS tiến hành trả lời các câu hỏi và làm bài tập:
+ Đánh dấu (+) hoặc (-) vào những con số phù hợp vào “Bảng xác định đối tượng lao động cần chọn”.
+ Hãy cho biết đối tượng lao động nào ưa thích đối với mình?
- YC mỗi HS ghi vào một tờ giấy về đối tượng lao động phù hợp với mình. Sau đó, nêu rõ những yêu cầu về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp phù hợp với đối tượng lao động.
- YC một số học sinh đọc bản ghi của mình để cả lớp thảo luận.
- Giáo viên tổng kết lại và nêu những sai lầm mà học sinh thường hay mắc phải như:
- Chỉ quan tâm đến những nghề được đào tạo tại trường đại họ. Khi không được tuyển vào đại học thì mang mặc cảm thất bại hoặc “phục kích” các mùa thi sau, không chọn những nghề nghiệp khác ở các trường trung học chuyên nghiệp hoặc dạy nghề.
- Coi thường một số nghề, coi đó là việc thấp hèn, có thái độ không đúng đối với những người làm việc trong những nghề đó
- Dựa vào ý kiến của người khác để lựa chọn nghề, không độc lập quyết định được ý muốn của mình.
- Cho rằng có thành tích cao trong môn học nào thì có thể chọn bất cứ nghề gì dùng tới chi chức của môn học đó.
- Đánh giá sai năng lực của bản thân.
- Không có đủ thông tin về tình trạng sức khoẻ và thể lực của bản thân khi chọn nghề
-Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Nghe GV giới thiệu, ghi nhớ kiến thức.
- Tiến hành làm theo giáo viên hướng dẫn.
- Ghi vào giấy về đối tượng lao động của bản thân và những mục giáo viên yêu cầu.
- Nghe và nghi nhớ kiến thức. Chú ý những điều giáo viên đã nêu.
HĐ3: Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp:
- YCHS thảo luận câu hỏi:
+ Trong những nghề các em đã chọn, các em hãy cho biết yêu cầu đạo đức phẩm chất nghề nghiệp của người làm nghề đó như thế nào?
- YC đại diện học sinh trả lời ’ gọi học sinh khác nxbs.
- GV nhận xét và hoàn thiện.
- GV chú ý cho học sinh những chỉ số quan trong nói lên đạo đức và lương tâm nghề nghiệp ở người lao động.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi;
+ Nêu những chuẩn mực đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết.
- Đại diện trả lời câu hỏi g theo dõi nxbs.
- Ghi vào vở
*Tiểu kết:
Những chỉ số quan trọng nói lên đạo đức và lương tâm nghề nghiệp ở người lao động:
- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, lao động có năng suất cao.
- Toàn tâm toàn ý chăm lo đến đối tượng lao động của mình.
- Luôn luôn chăm lo đến việc hoàn thiện nhân cách và tay nghề.
	3. Đánh giá kết quả chủ đề:
 	- YC học sinh trả lời câu hỏi sau:
	 	+ Muốn đến cơ quan tư vấn, ta cần chuẩn bị những tư liệu gì?
Chủ đề 2: tìm hiểu thông tin về thị trường lao động
I. Mục tiêu bài học:
- HS phải hiểu được khái niệm “Thị trường lao động”, “Việc làm” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.
- Biết cách tìm thông tin về một số lĩnh vực nghề cần nhân lực.
- Giáo dục HS có ý thức chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.
II. chuẩn bị: 
1. Học sinh chuẩn bị:
 	- Tìm hiểu thông tin về một số nghề mà bản thân thích.
- Tìm hiểu nhu cầu lao động ở một số lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
2. Giáo viên chuẩn bị: 	
	- Đọc và sưu tầm trên báo chí về một số nghề nghiệp đang phát triển mạnh để minh họa cho chủ đề. 
	- liên hệ với cơ quan lao động ở địa phương để biết được thị trường lao động ở địa phương mình. 
3. Tài liệu tham khảo: 
	- Quy hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân lực của chính quyền địa phương.
	- Tham khảo thông tin về thị trường lao động ở địa phương:
	+ Từ các thông tâm xúc tiến việc làm.
	+ Từ các thông báo tuyển sinh.
	+ Từ các báo cáo hàng ngày (xem các mục quảng cáo, nhắn tin).
Iii. tổ chức Hoạt động:
1. ổn định lớp:
 2. Tiến trình tổ chức: 
* GTB: “Việc làm và nghề nghiệp”, “Thị trường lao động” đó là những khái niệm mà chúng ta đã được nghe nhiều. 
Vậy, “Việc làm” là gì? “Thị trường lao động” là gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm này đồng thời tìm hiểu một số thông tin về thị trường lao động ở địa phương để có hướng chọn nghề phù hợp...
 HĐ1: Hướng dẫn học sinh xây dựng khái niệm việc làm và nghề:
MT: HS biết và nêu được một số khái niệm về việc làm và nghề.
HĐ Giáo viên
- GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi:
+ Có thực là ở nước ta quá thiếu việc làm không? Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực?
+ ý nghĩa của chủ trương “mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, tự tạo được việc làm”?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm rồi viết vào giấy nháp sau đó đọc lên để cả lớp tham khảo và nhận xét góp ý.
- GV nhận xét và nêu một số nhận định về câu trả lời của các nhóm.
HĐ Học sinh
- Thảo luận các câu hỏi do GV đưa ra.
- Đại diện đọc kết quả thảo luận ’ cả lớp theo dõi đóng góp ý kiến.
- Theo dõi và nghi nhớ.
HĐ2: Tìm hiểu thị trường lao động:
*MT:Học sinh biết được thị trường lao động thể hiện quy luật cung cầu, quy luật giá trị, 
quy luật cạnh tranh ...
- GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi:
+ Tại sao việc chọn nghề của con người phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động?
- YCHS đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ gọi các nhóm khác nxbs.
- GV giới thiệu cho HS về đặc điểm của thị trường lao động thường thay đổi khi khoa học và công nghệ phát triển.
 - Tiếp tục hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi sau:
+ Vì sao mỗi người cần nắm vững một nghề và biết làm một số nghề?
- YCHS đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ gọi các nhóm khác nxbs.
- GV nhận xét các câu trả lời.
- Thảo luận câu hỏi.
- Đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ nhóm khác theo dõi nxbs.
- Nghe và ghi nhớ.
- Đại diện nêu đáp án câu hỏi ’ nhóm khác theo dõi nxbs.
- Nghe và ghi nhớ.
	HĐ3: Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương:
*MT: Học sinh biết cách trình bày kết quả tìm hiểu nhu cầu lao động sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
- GV yêu cầu các tổ cử đại diện trình bày kết quả tìm hiểu nhu cầu lao động của một nghề nào đó.
- GV yêu cầu các tổ theo dõi nêu nhận xét và trình bày suy nghĩ của nhóm mình.
- YCHS rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp như thế nào.
- Hướng dẫn HS cách tìm hiểu thị trường lao đông.
- Đại diện nêu kết quả tìm hiểu về nhu cầu lao động của một nghề nào đó ’ nhóm khác theo dõi nxbs.
- Các nhóm tự rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp.
3. Đánh giá kết quả chủ đề:
- Từ kết quả họat động 3, GV đưa ra những nhận xét về mức độ hiểu chủ đề của HS.
 4. Dặn dò:
	- Tìm hiểu năng lực của bản thân.
	- Tìm hiểu về truyền thống nghề nghiệp của gia đình.

File đính kèm:

  • docGA huong nghiep tron bo.doc