Giáo án Hướng nghiệp khối 12 - Chủ đề 4: Tìm hiểu hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng

GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP

CHỦ ĐỀ 4: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh nêu được hiểu biết về hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng.

2. Kỹ năng:

Cách tìm thông tin về cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng cần thiết cho bản thân.

3. Thái độ:

Có thái độ đúng đắn khi chọn ngành, chọn trường học sao cho phù hợp trình độ học lực, sức khỏe, năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu nhân lực của xã hội.

II. Chuẩn bị:

1. Nội dung:

Nghiên cứu kỹ chủ đề 4 ( SGV) và các tài liệu liên quan.

2. Hình thức tổ chức: thảo luận

3. Đồ dùng:

Loa đài, máy chiếu đa năng,

 

doc6 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp khối 12 - Chủ đề 4: Tìm hiểu hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP
CHỦ ĐỀ 4: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nêu được hiểu biết về hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng.
Kỹ năng:
Cách tìm thông tin về cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng cần thiết cho bản thân.
Thái độ:
Có thái độ đúng đắn khi chọn ngành, chọn trường học sao cho phù hợp trình độ học lực, sức khỏe, năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu nhân lực của xã hội.
Chuẩn bị:
Nội dung:
Nghiên cứu kỹ chủ đề 4 ( SGV) và các tài liệu liên quan. 
Hình thức tổ chức: thảo luận
Đồ dùng:
Loa đài, máy chiếu đa năng,
Tiến trình:
Nội dung chính
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu tóm tắt chủ đề:
Sau khi tốt nghiệp THPT mà được tiếp tục học lên đại học hoặc cao đẳng là một điều mơ ước của đa số học sinh và phụ huynh học sinh. Thế nhưng trước khi đăng ký vào một trường đại học, cao đẳng nào đó chúng ta đã có sự chuẩn bị đầy đủ chưa như: trường mà chúng ta chọn có nghề phù hợp với bản thân và sở thích của mình không? trường đó ở đâu? Điều kiện tuyển sinh thế nào?, đó là những thông tin rất cần thiết mà mỗi học sinh trước khi đăng ký cần phải nắm được. Chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống các trường đại học, cao đẳng ở nước ta.
Dẫn dắt nội dung chủ đề 
Hát 1 bài hát tập thể
Lắng nghe
Hoạt động 2 : Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường đại học, cao đẳng
Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ phát triển mạnh mã như vũ bão, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tòan cầu hóa. Để thích ứng với các điều kiện đó, cần thiết phải có đội ngũ kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh giỏi. Vì thế, vị trí của các trường ĐH, CĐ là vô cùng quan trọng.
Trường ĐH có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ ĐH, trên ĐH, có lí tưởng cách mạng, có quyết tâm vươn lên những đỉnh cao của văn hóa, khoa học và công nghệ, có năng lực nghiên cứu khoa học hoặc chỉ đạo những nhiệm vụ chuyên môn do chính mình phụ trách, có tiềm lực để từng bước tiến lên giải quyết những vấn đề thực tiễn do cuộc sống đề ra thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.
Trường CĐ có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và giáo viên các trường TCCN, các cơ sở ĐTN và giáo viên kĩ thuật cho các trường phổ thông.
Ngòai ra , các trường ĐH, CĐ đều có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, gắn khoa học với sản xuất, kinh doanh để không vừa không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, vừa góp phần phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển khoa học và công nghệ.
Đưa ra biểu đồ phát triển trường đại học, cao đẳng từ năm học 1945- 1946 đấn năm học 2006-2007:
 Có nhận xét gì về sự phát triển trường đại học, cao đẳng trong các giai đoạn trên biểu đồ?
Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh
Quan sát biểu đồ và nêu nhận xét của mình.
Nêu tầm quan trọng của các trường ĐH, CĐ
Hoạt động 3: Các loại hình trường ĐH, CĐ
- Theo hình thức “ sở hữu”, có 2 loại trường: công lập và ngoài công lập 
( tư thục). Ngoài ra còn có lọai trường có yếu tố nước ngoài ( trường ĐH Rmith)
- Theo “ lĩnh vực và ngành”, có 4 loại hình:
 + Đại học đa lĩnh vực gồm: 2 ĐH Quốc gia ( ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM) và 3 ĐH khu vực ( ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng)
 + Đại học đa ngành cùng 1 hoặc 2 lĩnh vực như :ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, 
 + ĐH mở: ĐH mở Hà Nội, ĐH mở TP. HCM
 + Các trường CĐ theo ngành: CĐSP, CĐ Điện lực, CĐ xây dựng, 
* Hình thức đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh:
 - Hệ đào tạo chính quy: đào tạo tập trung tại trường với thời gian từ 4 đến 6 năm tùy theo ngành. Với Cao đẳng từ 2 đến 3 năm tùy theo ngành và tùy theo trình độ bằng cấp của người học.
 - Hệ đào tạo tại chức: là hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của một bộ phận đông đảo cán bộ, công nhân, nhân viên không có điều kiện rời nơi làm việc để theo học các lớp tập trung mà vẫn có thể vừa công tác, vừa học lên CĐ, ĐH.
* Đối tượng tuyển sinh: học sinh phổ thông, cán bộ, nhân viên, công nhân, nông dân, bộ đội xuất ngũ, có bằng tốt nghiệp THPT, TCCN hoặc tương đương.
* Khối thi: có 4 khối thi cơ bản:
 - Khối A thi Toán – Lí – Hóa.
 - Khối B thi Toán – Hóa – Sinh 
 - Khối C thi Văn – Sử – Địa.
 - Khối D thi Văn – Toán – Ngoại ngữ.
 Có một số trường ĐH, CĐ còn tổ chức thi 1 số môn năng khiếu như Nhạc viện Hà Nội, trường ĐH Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, trường ĐH Mĩ thuật TP. HCM, trường CĐ Sư phạm trung ương,
Hãy cho biết các loại hình trường ĐH, CĐ mà em biết.
Cho biết 1 số tên trường và theo mỗi tiêu chí phân loại 
Hãy cho biết các hình thức đào tạo của các trường ĐH, CĐ
Đối tượng tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ?
Các môn thi vào các trường ĐH, CĐ?
Giáo viên giới thiệu thêmvề đào tạo liên thông ( đối tượng liên thông, thời gian đào tạo liên thông)
Học sinh phát biểu theo hiểu biết của mình và kể tên trường, địa chỉ mình biết.
Các học sinh khác bổ sung các phần còn thiếu.
Nêu các thắc mắc nếu có.
Học sinh thảo luận nhóm, phát biểu
Học sinh phát biểu
Học sinh lắng nghe, nêu thắc mắc.
Hoạt động 3: Một số điểm cần lưu ý khi chọn ngành, chọn trường ĐH, CĐ
Trước khi làm đơn thi CĐ, ĐH, học sinh cần phải cân nhắc kĩ mấy điểm sau:
 - Trình độ học lực.
 - Thể lực, sức khỏe có phù hợp với điều kiện công tác sau này không.
 - Bản thân phải có hứng thú và khả năng phù hợp với ngành học.
 - Nhu cầu nhân lực của ngành, nghề.
 - Đ iều kiện kinh tế gia đình.
Hằng năm, cả nước ta có khỏang 800.000 – 900.000 học sinh tốt nghiệp THPT và BTVH dự thi vào các trường ĐH, CĐ. Nhà nước chỉ tuyển khỏang hơn 30% số đó vào học hệ đào tạo chính quy. Như vậy, đại bộ phận học sinh tốt nghiệp THPT còn lại sẽ thi vào hệ ĐH, CĐ tại chức hoặc hệ TCCN hay đi học nghề. Vậy, trước khi làm đơn thi CĐ, ĐH, học sinh cần cân nhắc những điểm gì?
Giáo viên giúp học sinh nhận ra rằng, có nhiều con đường để vào ĐH, có thể đi làm rồi sau đó học ĐH. ĐH không phải là con đường duy nhất để vào đời.
Giáo viên có thể trao đổi, cung cấp thêm thông tin cho học sinh.
Học sinh thảo luận nhóm, phát biểu
Học sinh có thể hỏi thông tin về trường ĐH, CĐ,  mà các em quan tâm (các ngành, khối thi,điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, địa chỉ, trang web, )
Tổng kết, đánh giá:
Giáo viên tóm tắt nội dung trọng tâm của chủ đề và kiểm tra kiến thức của học sinh về các trường đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo,..
Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh trong buổi học.
Dặn dò học sinh chuẩn bị chủ đề 5: Thanh niên lập thân, lập nghiệp:
 + Những phẩm chất, điều kiện cần thiết để lập thân, lập nghiệp của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?
	+ Sưu tầm các gương doanh nhân.

File đính kèm:

  • docChu de 4- Tim hieu cac truong DH - CD.doc
Bài giảng liên quan