Giáo án Hướng nghiệp khối 12 - Chủ đề 5: Thanh niên lập thân, lập nghiệp

CHỦ ĐỀ 5: THANH NIÊN LẬP THÂN, LẬP NGHIỆP

I. MỤC TIÊU:

 Qua chủ đề này, HS phải:

1. Kiến thức:

 _ HS nêu được những phẩm chất, đk cần thiết để lập thân, lập nghiệp của TN trong giai đoạn hiện nay.

 _ HS xác định được hướng học tập hoặc lao động cho bản thân sau khi tốt nghiệp.

2. Kỹ năng:

 HS có khả năng trao đổi, thảo luận và liên hệ với bản thân để chuẩn bị lập thân, lập nghiệp.

3. Thái độ:

 Có ý thức thường xuyên trong việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân để sẳn sàng cho việc lập thân, lập nghiệp và lao động ở bất cứ vị trí công tác nào trong XH.

II. CHUẨN BỊ:

1. Nội dung:

 Nghiên cứu kỹ nội dung (SGV) và các tài liệu liên quan. Sưu tầm các gương tự vươn lên thành đạt trong nghề.

2. Hình thức tổ chức: Thảo luận.

 GV phân công các nhóm HS chuẩn bị nội dung, phân công HS kê bàn ghế sao cho buổi thảo luận tập trung nhất. Bố trí bàn ghế theo hình chữ U.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp khối 12 - Chủ đề 5: Thanh niên lập thân, lập nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHỦ ĐỀ 5: THANH NIÊN LẬP THÂN, LẬP NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
	Qua chủ đề này, HS phải:
1. Kiến thức:
	_ HS nêu được những phẩm chất, đk cần thiết để lập thân, lập nghiệp của TN trong giai đoạn hiện nay.
	_ HS xác định được hướng học tập hoặc lao động cho bản thân sau khi tốt nghiệp.
2. Kỹ năng:
	HS có khả năng trao đổi, thảo luận và liên hệ với bản thân để chuẩn bị lập thân, lập nghiệp.
3. Thái độ: 
	Có ý thức thường xuyên trong việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân để sẳn sàng cho việc lập thân, lập nghiệp và lao động ở bất cứ vị trí công tác nào trong XH.
II. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
	Nghiên cứu kỹ nội dung (SGV) và các tài liệu liên quan. Sưu tầm các gương tự vươn lên thành đạt trong nghề.
2. Hình thức tổ chức: Thảo luận.
	GV phân công các nhóm HS chuẩn bị nội dung, phân công HS kê bàn ghế sao cho buổi thảo luận tập trung nhất. Bố trí bàn ghế theo hình chữ U.
III. Tiến trình buổi thảo luận:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: Nêu khái quát nội dung chủ đề.
3. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV (NDCT)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CHÍNH
* Khởi động: Giải ô chữ.
_ GV gợi ý cho HS giải ô chữ:
B
I
L
L
G
A
T
E
T
R
Ầ
N
Q
U
Ố
C
L
Ậ
P
P
U
T
I
N
N
G
U
Y
Ễ
N
N
G
Ọ
C
K
Ý
Đ
Ặ
N
G
T
H
Ù
Y
T
R
Â
M
H
Ồ
C
H
Í
M
I
N
H
* Hoạt động 1: Thuyết trình.
_ NDCT: Thưa các bạn, người ta thường nói người có ý chí cao thì bơi qua đại dương cuộc sống, còn người có ý chí thấp thì dằm mình trong đó. Nghĩa là muốn thành công trong cuộc sống chúng ta phải có ý chí phấn đấu không ngừng để vượt qua những khó khăn gian khó, những biến đổi của cuộc sống. Nếu chúng ta không có ý chí tự mình vươn lên thì không bao giờ đạt được điều chúng ta ước muốn. Vậy ý chí là nhân tố then chốt của thành công. Trong cuộc sống chúng ta đã chứng kiến những nhân vật làm cho chúng ta ngưỡng mộ, ở họ có lòng khao khát lao động vô bờ, sự đam mê sáng tạo lớn lao và họ đã cống hiến cho nhân loại những thành quả lao động vĩ đại, những tác phẩm bất hủ.Chúng ta có thể kể ra đây Nguyễn Du, Victor Hugo, Puskin, Picasso, Mozart, (Minh họa bằng hình ảnh các nhân vật vừa nói). Bên cạnh đó còn có những nhân vật có hoàn cảnh éo le, bệnh tật, khuyết tật, nhưng ở họ vượt lên tất cả đó là lòng quả cảm vượt qua bệnh tật, sáng tạo không ngừng để trở thành những tấm gương vượt khó đầy cảm động như nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ mắc bệnh phong Hàn Mặc Tử, thầy giáo viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký, dịch giả Phạm Hồng Sơn (Minh họa bằng hình ảnh các nhân vật vừa nói cùng với ý chí của họ) Tất cả họ có được những điều chúng ta vừa nói là nhờ ý chí. Muốn trụ vững và chắc thắng trong cuộc đời, con người phải nuôi dưỡng ý chí của mình, phải có kế hoạch lập thân từ sớm, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
_ NDCT: Chia nhóm và hướng dẫn thảo luận câu hỏi:
Vì sao để lập chí chúng ta phải tiếp thu tri thức và tu dưỡng đạo đức? Tiếp thu tri thức và tu dưỡng đạo đức như thế nào?
_ NDCT chốt lại những vấn đề chính sau khi thảo luận.
* Hoạt động 3: Phát vấn.
_ NDCT: Những phẩm chất nào là cần thiết trên bước đường lập nghiệp?
_ NDCT: chốt lại.
* Hoạt động 4: Giới thiệu những tấm gương có ý chí vươn lên trong cuộc sống và thành đạt.
_ NDCT: Mời đại diện mỗi tổ kể một câu chuyện (đã được phân công chuẩn bị trước).
_ NDCT: Giới thiệu thêm những tấm gương khác (1, 2, 3, 4,).
_ GV: Nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong buổi học. Nhấn mạnh: Để trụ vững và thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp tương lai, ngay từ bây giờ TN, HS phải ra sức học tập và tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, làm giàu chính đáng.
_ HS giải ô chữ.
_ HS lắng nghe, ghi chép và chuẩn bị nội dung để phát biểu.
_ HS thảo luận theo nhóm, cử thư ký ghi chép và người phát biểu.
_ Các nhóm khác theo dõi nhóm bạn phát biểu, có thể tranh luận, đặt câu hỏi, bổ sung
_ HS ghi chép.
_ Từng cá nhân HS phát biểu.
_ HS ghi chép.
_ Đại diện mỗi nhóm trình chiếu hoặc kể chuyện.
_ HS: Lắng nghe.
1. Vấn đề cốt lõi của lập thân là “lập chí”:
Muốn trụ vững và chắc thắng trong cuộc đời, con người phải nuôi dưỡng ý chí của mình, phải có kế hoạch lập thân từ sớm, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (Chiếu hoặc ghi trên bảng).
2. Khâu then chốt của lập chí là tập trung sức lực vào tiếp thu tri thức và tu dưỡng đạo đức:
_ Tiếp thu tri thức: Ngày nay chúng ta phải rèn luyện năng lực tiếp thu tri thức và xử lý thông tin. Bởi chúng ta đang sống trong giai đoạn bùng nổ thông tin nên chúng ta phải biết tiếp nhận, chắt lọc và xử lý thông tin một cách có hiệu quả.
_ Tu dưỡng đạo đức: Con người mới cần có nhân cách cao đẹp, biết giữ trọng chữ “tín”, biết khiêm tốn và có tâm trong nghề nghiệp của mình.
3. Những phẩm chất chính trên bước đường lập nghiệp:
1. Có lối sống tích cực, cầu tiến.
2. Tâm hồn lành mạnh.
3. Có tinh thần vượt khó, dám mạo hiểm, không sợ rủi ro.
4. Luôn hy vọng vào thành tựu tương lai.
5. Quan hệ tốt với mọi người.
6. Có niềm tin và biết vận dụng niềm tin.
7. Sẳn sàng chia sẽ kinh nghiệm của mình với người khác.
8. Làm việc say sưa quên mình.
9. Có lòng khoan dung độ lượng.
10. Tinh thần kỷ luật, tự giác cao.
Ghi 10 phẩm chất trong SGV/tr 61.
4. Củng cố: Bằng một số câu hỏi trắc nghiệm (Ai là triệu phú).
5. Dặn dò: 
	_ Viết thu hoạch: TN, HS cần phải làm gì để lập thân, lập nghiệp? Liên hệ bản thân.
	_ Chuẩn bị đầy đủ các thông tin trong phiếu hướng nghiệp để học chủ đề tư vấn chọn nghề tiết sau.

File đính kèm:

  • docChu de 5- TN lap than lap nghiep.doc
Bài giảng liên quan