Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1 - Phạm Thị Hợp

Tiết 1 : CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS có khả năng :

· Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.

· Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Các hình trong SGK trang 4, 5, Phiếu học tập.

· Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ cuộc hành trình đến hành tinh khác”.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

2. Bài mới (30)

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1 : ĐỘNG NÃO

v Mục tiêu : HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.

v Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu: kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống cuả mình. - Một số HS kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống cuả mình.

- GV lần lượt chỉ định từng HS, mỗi HS nói một ý ngắn gọn và GV ghi vắn tắt các ý đó lên bảng.

Bước 2 :

GV tóm tắt lại tất cả nhữn ý kiến của HS đã được ghi trên bảng và rút ra nhận xét chung dựa trên những ý kiến các em đã nêu ra.

v Kết luận: Như SGV trang 22.

Hoạt động 2 : THẢO LUẬN NHÓM

v Mục tiêu:

HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.

v Cách tiến hành :

Bước 1 : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.

- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập. - HS làm việc với phiếu học tập.

Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp

- GV yêu cầu các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai

Bước 3 : Thảo luận cả lớp

GV yêu cầu HS mở SGK và thảo luận lần lượt hai câu hỏi :

- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?

- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?

v Kết luận: Như SGV trang 24.

Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN HÀNH TINH KHÁC

v Mục tiêu :

 Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.

v Cách tiến hành :

Bước 1 : Tổ chức

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm một đồ chơi. - Các nhóm nhận đồ chơi.

Bước 2 :

- GV hướng dẫn cách chơi. - Nghe GV hướng dẫn.

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành chơi. - Thực hành chơi theo từng nhóm.

Bước 3 :

- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp. - Đại diện các nhóm kể trước lớp.

- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò

- Hỏi : Con người cần gì để duy trì sự sống của mình ? - HS trả lời.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1 - Phạm Thị Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 1 : CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 4, 5, Phiếu học tập.
Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ cuộc hành trình đến hành tinh khác”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : ĐỘNG NÃO
Mục tiêu : HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu: kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống cuả mình.
- Một số HS kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống cuả mình.
- GV lần lượt chỉ định từng HS, mỗi HS nói một ý ngắn gọn và GV ghi vắn tắt các ý đó lên bảng.
Bước 2 :
GV tóm tắt lại tất cả nhữn ý kiến của HS đã được ghi trên bảng và rút ra nhận xét chung dựa trên những ý kiến các em đã nêu ra.
Kết luận: Như SGV trang 22.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN NHÓM
Mục tiêu: 
HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập.
- HS làm việc với phiếu học tập. 
Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
GV yêu cầu HS mở SGK và thảo luận lần lượt hai câu hỏi :
- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
Kết luận: Như SGV trang 24.
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN HÀNH TINH KHÁC
Mục tiêu : 
 Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm một đồ chơi.
- Các nhóm nhận đồ chơi.
Bước 2 : 
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Nghe GV hướng dẫn. 
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành chơi. 
- Thực hành chơi theo từng nhóm.
Bước 3 : 
- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp.
- Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Hỏi : Con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?
- HS trả lời. 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KHOA HỌC
Bài 2 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 6, 7.
VBT ; bút vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 3 Vở bài tập Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ SỰ TRAO ĐỔI CHÂT Ở NGƯỜI
Mục tiêu :
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGV trang 25.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Thảo luậïn theo cặp.
- GV kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm chỉ cầân nói một hoặc hai ý.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Bước 4 : GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong Mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi chất là gì?
- Nêu vai trò cảu sự trao đổi chất với con người thực vật và động vật.
Kết luận: 
- Hằêng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các bô ních để tồn tại.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì môi trường mới sống được.
Hoạt động 2 : THỰC HÀNH VIẾT HOẶC VẼ SƠ ĐỒ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: 
HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường theo trí tưởng tượng của mình. 
- HS vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình và ý tưởng của nhóm đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào.
- GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian học về Con người và sức khỏe.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 1.doc
Bài giảng liên quan