Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 33 - Trần Thị Nhiên

Bài 65 : QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết :

· Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.

· Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình vẽ trang 130, 131 SGK.

· Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

· GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 74 VBT Khoa học.

· GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới (30)

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1 : Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên

v Mục tiêu :

Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất ở thực vật.

v Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130 SGK : - HS quan sát hình 1 trang 130 SGK và trả lời câu hỏi.

+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.

+ Tiếp theo, GV yêu cầu HS nói về ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.

- Nếu các em không trả lời được câu hỏi trên, GV có thể gợi ý :Để thực hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên. Trong hình 1 trang 130.

+ Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá.

+ Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.

Bước 2 :

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :

+ “Thức ăn” của cây ngô là gì ?

+ Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể tạo ra nhữgn chất dinh dưỡng nào để nuôi cây? - Một số HS trả lời câu hỏi.

v Kết luận : Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.

Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật

v Mục tiêu:

Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

v Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi :

+ Thức ăn của chấu chấu là gì ? + Lá ngô.

+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ? + Cây ngô là thức ăn của châu chấu.

+ Thức ăn của ếch là gì ? + Là châu chấu .

+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì ? + Châu chấu là thức ăn của ếch.

Bước 2:

- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. - Làm việc theo nhóm.

HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.

Bước 3:

- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

Kết luận: Sơ đồ (bằng chữ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia :

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò

-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 33 - Trần Thị Nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KHOA HỌC
Bài 65 : QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết : 
Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 130, 131 SGK.
Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 74 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên
Mục tiêu :
Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất ở thực vật.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130 SGK :
- HS quan sát hình 1 trang 130 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Tiếp theo, GV yêu cầu HS nói về ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.
- Nếu các em không trả lời được câu hỏi trên, GV có thể gợi ý :Để thực hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên. Trong hình 1 trang 130.
+ Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
+ Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ “Thức ăn” của cây ngô là gì ?
+ Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể tạo ra nhữgn chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
- Một số HS trả lời câu hỏi.
Kết luận : Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật 
Mục tiêu: 
Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi :
+ Thức ăn của chấu chấu là gì ?
+ Lá ngô.
+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ?
+ Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
+ Thức ăn của ếch là gì ?
+ Là châu chấu .
+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì ?
+ Châu chấu là thức ăn của ếch.
Bước 2:
- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. 
- Làm việc theo nhóm. 
HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Bước 3:
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
Cây ngô
Châu chấu
Ếch 
Kết luận: Sơ đồ (bằng chữ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia :Cây ngô
Châu chấu
Ếch 
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KHOA HỌC
Bài 66 : CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có thể :
Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 132, 133 SGK.
Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 76 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật 
Mục tiêu: 
Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trang 132 thông qua một số câu hỏi :
+ Thức ăn của bò là gì ?
+ Cỏ
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ?
+ Cỏ là thức ăn của bò.
+ Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
+ Chất khoáng 
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì ?
+ Phân bò là thức ăn của cỏ.
Bước 2:
- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. 
- Làm việc theo nhóm. 
HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ của cỏ và bò bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Bước 3:
- Các nhóm treo sản phẩm. 
- Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
Phân bò	
Cỏ 
Bò 
Kết luận: Sơ đồ (bằng chữ) “Mối quan hệ giữa bò và cỏ”.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn 
Mục tiêu :
- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 133 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
+ Chỉ và nói mối quan hệ còn thiếu trong sơ đồ đó.
- Làm việc theo cặp. 
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi đã gợi ý trên : 
- Một số HS trả lời.
- GV giảng : Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK : Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và cây khác.
- GV hỏi cả lớp :
+ Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn.
+ Chuỗi thức ăn là gì?
- Một số HS trả lời.
Kết luận : - Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên đựơc gọi là chuỗi thức ăn .
- Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 33.doc
Bài giảng liên quan