Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 7 - Trần Thị Thấm
Bài 13 : PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
· Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
· Nêu nguyên nhân của bệnh béo phì.
· Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng với người béophì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Hình trang 28, 29 SGK.
· Phiếu học tập.
KHOA HỌC Bài 13 : PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể : Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. Nêu nguyên nhân của bệnh béo phì. Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng với người béophì. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 28, 29 SGK. Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 19 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ BỆNH BÉO PHÌ Mục tiêu : - Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em. - Nêu được tác hại của bệnh béo phì. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 66 SGV. - HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm. Bước 2 : - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận: Như SGV trang 67 Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ Mục tiêu: Nêu được nguyện nhân và cách phòng bệnh béo phì. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 29 SGK và thảo luận các câu hỏi: + Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì? + Làm thế nào để tránh bệnh béo phì? + Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ béo phì? - HS quan sát các hình trang 29 SGK và thảo luận câu hỏi. - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV giảng thêm về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. Hoạt động 3 : ĐÓNG VAI Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS nghe GV nêu nhiệm vụ. Bước 2 : Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra. - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến. Bước 3 : - Yêu cầu các nhóm lên trình diễn. - HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn cách ứng xử đúng. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : KHOA HỌC Bài 14 : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể : Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. Nêu nguyên nhân và cách đề phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 30, 31 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 21 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA Mục tiêu : Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. Cách tiến hành : - GV đặt vấn đề: + Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào? + Lo lắng, khó chịu, mệt, đau, + Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa mà em biết? + Tả, lị, - GV giảng thêm về triệu chứng của một số bệnh Tiêu chảy, tả, lị - GV đặt câu hỏi: Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào? - HS trả lời. Kết luận : Các bệnh như tiêu chảy, tả , lị, đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phất tán lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của. Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho cơ quan ý tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh. Hoạt động 2 : THẢO LỤÂN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách đề phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quán sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi : + Chỉ và nói về nội dung của từng hình. + Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây qua đuờng tiêu hóa? Tại sao? + Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Tại sao? + Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đuờng tiêu hóa? - HS quán sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi. Bước 2 : - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 3 : VẼ TRANH CỔ ĐỘNG Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS nghe GV giao nhiệm vụ. Bước 2 : Thực hành - HS tự làm bài theo nhóm, GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như đã hướng dẫn. Bước 3 : - Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm. - Các nhóm treo sản phầm của nhóm mình. Đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. - GV đánh giá, nhận xét. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- KH TUAN 7.doc