Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 9 - Trần Thị Thấm

Bài 17 : PHÒNG TRÀNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS có thể :

· Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.

· Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.

· Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình trang 36, 37 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

· GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 24 VBT Khoa học.

· GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới (30)

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1 : THẢO LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

v Mục tiêu :

Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.

v Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước. - HS làm việc theo nhóm

Bước 2 :

- Gọi các nhóm lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

v Kết luận:- Không chơi đùa gần ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao có nắp đậy. Chum vại bể nước phải có nắp đậy.

- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suuoí khi trơì mưa, lũ, dông bão.

Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI TẬP BƠI HOẶC ĐI BƠI

 

doc6 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 9 - Trần Thị Thấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KHOA HỌC
Bài 17 : PHÒNG TRÀNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có thể :
Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 36, 37 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 24 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : THẢO LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Mục tiêu :
Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- HS làm việc theo nhóm
Bước 2 : 
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:- Không chơi đùa gần ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao có nắp đậy. Chum vại bể nước phải có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suuoí khi trơì mưa, lũ, dông bão.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI TẬP BƠI HOẶC ĐI BƠI
Mục tiêu: 
Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- Yêu cầu HS thảo luận: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
- HS thảo luận theo nhóm.
Bước 2:
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn hoặc phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Hoạt động 3 : ĐÓNG VAI
Mục tiêu: 
Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước. 
- Nghe GV hướng dẫn.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. Nêu ra mặt lợi và hại của các phương án lựa chọn đẻ tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước. Có tình huống có thể đóng vai, có tình huống có thể phân tích.
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn.
- Có nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn cách ứng xử đúng.
- Có nhóm chỉ cầøn đưa ra các phương án, phân tích kĩ mặt lợi và hại của từng phương án để tìm ra giải pháp an toàn nhất.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KHOA HỌC
Bài 18-19 : ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. MỤC TIÊU
 - Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:
Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- HS có khả năng: 
Aùp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sốâng hằng ngày.
Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng của Bộ Y tế
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe.
Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
Các tranh ảnh, mô hình (các rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI NHANH
Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :
- Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Cách tiến hành : 
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời.
- HS lên bốc thăm trả lời, HS khác theo dõi và nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2 : TỰ ĐÁNH GIÁ
Mục tiêu: 
HS có khả năng: Aùp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
Cách tiến hành : 
 Bước 1 :
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá :
Nghe GV hướng dẫn.
- Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
- Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật vàø thực vật chưa?
- Đã ăn các thức ăn có đủ các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Bước 2 :
- Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- HS tự đánh giá.
Bước 3 : 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI AI CHỌN THỨC ĂN HỢP LÍ
Mục tiêu: 
HS có khả năng: Aùp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sẽ sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
- HS nghe GV hướng dẫn.
Bước 2 : 
- Các nhóm HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác.
- Làm việc theo nhóm
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm trình bày bữa ăn của mình.
- Các nhóm trình bày bữa ăn của mình. HS khác nhận xét.
- GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.
Hoạt động 4 : THỰC HÀNH: GHI LẠI VÀ TRÌNH BÀY 10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÍ
Mục tiêu: 
Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng của Bộ Y tế.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK.
- HS làm việc cá nhân.
Bước 2 :
- Gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
- Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học qua bài hôm nay.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 9.doc
Bài giảng liên quan