Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 29: Kiểm tra một tiết
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức: HS biết, hiểu, vận dụng được:
- Qua tiết kiểm tra, học sinh có điều kiện ôn tập hệ thống hoá lại kiến thức.
Gv đánh giá đ¬ược mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó phân loại rõ ràng hơn các đối tư¬ợng học sinh, có biện pháp phù hợp với từng loại đối t¬ượng
2. Thái độ
- Gd học sinh ý thức vư¬ơn lên trong học tập. Có ý thức trung thực trong kiểm tra thi cử.
3. Kĩ năng
- Hs rèn luyện kĩ năng trình bày kiến thức đã học d¬ới dạng viết và rèn các kĩ năng trình bày
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
TUẦN 29 Ngày soạn:16/03/2014 TIẾT 29 Ngày dạy: 23/03/2014 KIỂM TRA MỘT TIẾT A. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức: HS biết, hiểu, vận dụng được: - Qua tiết kiểm tra, học sinh có điều kiện ôn tập hệ thống hoá lại kiến thức. Gv đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó phân loại rõ ràng hơn các đối tượng học sinh, có biện pháp phù hợp với từng loại đối tượng 2. Thái độ - Gd học sinh ý thức vươn lên trong học tập. Có ý thức trung thực trong kiểm tra thi cử. 3. Kĩ năng - Hs rèn luyện kĩ năng trình bày kiến thức đã học dới dạng viết và rèn các kĩ năng trình bày B. HÌNH THỨC KIỂM TRA Bảng phụ C.THIẾT LẬP MA TRẬN I. Ổn định lớp(1') II. Tiến hành kiểm tra. Đề I (6A) Nội dung chủ đề Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập Hs nhận biết được các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Khởi nghĩa Lý Bí Nhận biết được Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế TKI-TKVI Hiểu được những chuyển biến về văn hoá nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI Vận dụng được phong tục tập quán trong cuộc sống Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1/2 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40% Số câu: 1/2 Số điểm: 1đ Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5đ Tỉ lệ: 50% Tổng Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1/2 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1/2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Đề II (6B) Nội dung chủ đề Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế TKI-TKVI Hs nhận biết câu nói của Bà Triệu thể hiện tinh thần bất khuất chống ngoại xâm Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Hs biết được những chuyển biến về nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 2.5đ Tỉ lệ: 25% Số câu: 1 Số điểm: 2.5đ Tỉ lệ: 25% Hiểu được Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí đã làm gì Suy nghĩ về việc tên nước là Vạn Xuân Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1/2 Số điểm: 3,5đ Tỉ lệ: 35% Số câu: 1/2 Số điểm: 0.5đ Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40% Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập Lòng biết ơn tổ tiên sau hơn một ngàn năm đấu tranh giành lại độc lập Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 2.5đ Tỉ lệ: 25% Số câu: 1 Số điểm: 2.5đ Tỉ lệ: 25% Tổng Số câu: 1 Số điểm:1đ Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5.5đ Tỉ lệ: 25% Số câu: 1/2 Số điểm: 3,5đ Tỉ lệ: 35% Số câu: 2.5 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ BÀI (Lớp A) Đề 1 Câu 1 (2 Điểm). Hãy nối tên cuộc khởi nghĩa ở cột A với triều đại phương Bắc đô hộ nước ta ở cột B sao cho đúng. A. Tên cuộc khởi nghĩa B. Triều đại đô hộ 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng a. Nhà Lương 2. Khởi nghĩa Bà Triệu b. Nhà Hán 3. Khởi nghĩa Lý Bí c. Nhà Ngô 4. Khởi nghĩa Phùng Hưng d. Nhà Triệu e. Nhà Đường Câu 2 (3Điểm). Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào? Câu 3 (5 Điểm). Nêu những chuyển biến về văn hoá nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI? Theo em vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán? Đề 2 (lớp B) Câu 1 (1 Điểm) Hãy tìm từ cho sẵn sau đây: Giành lại giang sơn; Cưỡi cơn gió mạnh; Đâu chịu khom lưng; Đánh đuổi; Làm nô lệ, để điền vào chỗ còn thiếu về câu nói của bà Triệu. " Tôi muốn.., đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi..quân Ngô.., cởi ách nô lệ,.làm tì thiếp cho người. Câu 2 (2,5 Điểm) Nêu những chuyển biến về nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. Câu 3 (4 Điểm) Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí đã làm gì? Em có suy nghĩ gì về việc ông đặt tên nước là Vạn Xuân? Câu 4(2,5 Điểm) Sau hơn một ngàn năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta những gì? ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Đề 1. Câu 1. HS nối 1-b 2-c 3-a 4-e (Mỗi ý đúng 0,5 điểm) Câu2. - Sau khi được Lý Nam Đế trao quyền, Triệu Quang Phục cho quân ra đóng ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). (0.5đ) - Nghĩa quân ngày ở yên, đêm xông ra đánh úp trại giặc cướp vũ khí lương thực. (0.5đ) - Quân Lương bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công, nghĩa quân chống trả anh dũng......(1đ) - Năm 550 khi thời cơ đến, nghĩa quân phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.... .(1đ) Câu3 * Những chuyển biến về văn hoá nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. - Chính quyền đô thực hiện chính sách Đồng hoá:(0,5đ) + Mở trường dạy chữ Hán tại các quận (0.5đ) + Du nhập vào nước ta một số tôn giáo, luật lệ và phong tục của người Hán (1đ) + Bắt nhân dân ta theo phong tục, luật pháp của người Hán (1đ) - Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu(1đ) * Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán vì: Phong tục tập quánđược hình thành, xây dựng vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng, nếp sinh hoạt riêng của người Việt, nên không thể xoá bỏ được. (1đ) Đề 2 Câu 1(1đ). HS điền các từ 1. Cưỡi cơn gió mạnh 2. Đánh đuổi 3. Giành lại giang sơn 4. Đâu chịu khom lưng (Mỗi từ đúng được 0,25 điểm) Câu 2( 2.5đ) - Việc dùng cày do trâu bò kéo đã phổ biến .(0,5 đ) - Đắp đê phòng lụt, trồng lúa 2 vụ trong 1 năm .(1 đ) - Cây trồng, vật nuôi phong phú, có kĩ thuật dùng côn trùng diệt côn trùng. .(1 đ) Câu 3(4đ) - Sau khi khởi nghĩa thắng lợi Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) đặt niên hiệu là Thiên Đức (0,75đ) - Đặt tên nước là Vạn Xuân (0,75) - Xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (0,75đ) - Thành lập triều đình với hai ban văn và võ. (0,75đ) * Việc ông đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước mãi mãi tươi đẹp, bền vững. (1đ) Câu 4 (2.5đ) Sau hơn một ngần năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta. - Lòng yêu nước (1đ) - Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước (1đ) - Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc. (0,5) III. Củng cố GV thu bài + Nhận xét giờ kiểm tra IV. Hướng dẫn học ở nhà Chuẩn bị : Bài 26 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ Phần bổ sung giáo án ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 29.doc