Giáo án Lịch sử Lớp 11 Tiết 14
+ Nắm được sự vươn lên của kinh tế Mỹ sau chiến tranh, sự tác động của khủng hoảng và sự phát triển trong thời kỳ mới.
+ Nhận thức rõ bản chất của CNTB và quy luật của đấu tranh giai.
+ Rèn kỹ năng phân tích tư liệu và giải thích lịch sử.
Tiết 14 Bài 13 : nước mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918~1939) Ngày soạn: 29/11/2011 Ngày dạy: 11a. sĩ số 11b. 11c. I. Mục tiêu bài học: + Nắm được sự vươn lên của kinh tế Mỹ sau chiến tranh, sự tác động của khủng hoảng và sự phát triển trong thời kỳ mới. + Nhận thức rõ bản chất của CNTB và quy luật của đấu tranh giai. + Rèn kỹ năng phân tích tư liệu và giải thích lịch sử. II.Thiết bị: Lược đồ nước Mỹ, Bản đồ SGK. Các ảnh tư liệu về nước Mĩ. III.Tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức : GV ghi sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra: 1; Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Đức ? 2; Tình hình nước Đức trong những năm 1933~1939 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? những thuận lợi đã làm cho kinh tế Mỹ phát triển mạnh trong 20 năm ? + Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu. Châu Âu nợ Mĩ trên 10 tỉ đô la. Năm 1919 hàng hoá Mĩ xuất sang châu Âu lên tới gần 8 tỉ đô la, vốn đầu tư dài hạn của Mĩ ra nước ngoài đạt 6,4 tỉ đô la. Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới). ? Sự phồn vinh của nước Mĩ được biểu hiện như thế nào? ? Những biểu hiện trên đây chứng tỏ điều gì? ? Hạn chế của sự phát triển? GV: 2 đảng T sản thay nhau cầm quyền ( Dân chủ và Cộng hòa ). + Đảng CH: là chính đảng của TS công nghiệp, thành lập năm 1856, biểu tợng của Đảng là “con voi”. + Còn Đảng DC: chính đảng của g/c TS độc quyền Mĩ, thành lập năm 1928, biểu tượng của Đảng là “con lừa”. => Mặc dù kinh tế phồn vinh nhưng đời sống người lao động Mĩ giảm sút, khó khăn, điều đó kích thích phong trào đấu tranh của họ, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân. ? Em hãy nhắc lại những hạn chế của nước Mĩ trong giai đoạn 1929 - 1933. Hạn chế đó đa đến hậu quả gì? . ? diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng? ? Em có nhận xét gì về cuộc khủng hoảng suy thoái ở nước Mĩ giai đoạn 1929 - 1933? Những con số thống kê nói lên điều gì? ? HS quan sát lược đồ và nhận xét: ? tóm tắt nội dung chính sách mới? ? Qua nội dung của chính sách mới em hãy cho biết thực chất của chính sách mới? ? Em nghĩ gì về vai trò của nhà nước với nền kinh tế Mĩ? ? kết quả của Chính sách mới: ? chính phủ Ru-dơ-ven có thái độ như thế nào đối với: I. Nước mĩ trong những năm 1918~1929. 1.Tình hình kinh tế. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ có những lợi thế. + Mĩ là nước thắng trận. + Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu. + Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán về vũ khí hàng hoá. + Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Biểu hiện: + Năm 1923-1928 sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. + Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu hoả -> Ông vua ô tô của thế giới. + Năm 1929 nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> chủ nợ của thế giới. =>Những cơ hội vàng đó đã đưa nước Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX. - Hạn chế: + Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 - 80% công suất vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra. + Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. 2. Tình hình chính trị -xã hội - Nắm chính quyền là Tổng thống của Đảng cộng hoà. - Giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân. - ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động khổ cực => Đấu tranh. - Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi. -> tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ, chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế). II. Nước Mĩ trong những năm (1929 - 1939) 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1939) ở Mĩ - Nguyên nhân khủng hoảng: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận -> cung vượt quá xa cầu -> khủng hoảng kinh tế thừa. - Khủng hoảng diễn ra từ tháng 10/1929, đến năm 1932 khủng hoảng đạt đến đỉnh cao nhất. - Hậu quả: + Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929). + 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản. + 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp. 2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven. - Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị -xã hội, được gọi chung là Chính sách mới. - Nội dung: + Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. + Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. => Nhà nước dùng sức mạnh và biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường. - Kết quả: + Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội. + Khôi phục được sản xuất. + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933. - Chính sách ngoại giao: + Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”. + Tháng 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. + Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu. 4. Củng cố: Nước Mỹ phát triển kinh tế mạnh do những thuận lợi. Song xảy ra khủng hoảng đã phản ánh đúng quy luật của CNTB. 5. Giao nhiệm vụ về nhà: Nắm vững các giai đoạn phát triển của Mỹ và chính sách mới. Học câu hỏi SGK Tư liệu: Phran Klin Rudơven ( 1882~1945 ) Thuộc đảng Dân chủ. Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, người duy nhất giữ chức Tổng thống 4 nhiệm kỳ liên tục (1933~1945). Sinh ra trong gia đình điền chủ lớn, là luật sư, Nghị sĩ Thượng viện ( 1910~1912). Trợ lý Bộ trưởng Hải quân ( 1913~1920 ). Thống đốc bang NiuYooc ( 1928~1932 ) Sau hội nghị Ianta qua đời 12/4/1945 ( Hội nghị Ianta từ 4~12/2/1945 )
File đính kèm:
- Tiet 14.doc