Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 1+2 - Nguyễn Văn Liêm

 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: giúp hs nắm:

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

- Khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

- Thành thị xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.

2.Kỹ năng

- Sử dụng lược đồ.

- Vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu.

3.Thái độ

- Bồi dưỡng nhận thức cho hs về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 II. PHƯƠNG TIỆN

- HS: + Sgk; thước, viết, chuẩn bị bài.

- GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở,nêu vấn đề, so sánh, thảo luận.

 + Phương tiện: tranh sgk; sgv; tư liệu.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số(1p)

2.KTBC: nhắc lại 1 số kiến thức lớp 6 (1p)

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 1+2 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ấn đề, so sánh, thảo luận.
 + Phương tiện: tranh sgk; sgv; tư liệu.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số(1p)
2.KTBC: nhắc lại 1 số kiến thức lớp 6 (1p)
3. Bài mới
 *ĐVĐ: Khái quát chương trình lớp 7 cho hs nắm.(2p)
HOẠT ĐỘNG 1: SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU.(13p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
*Gọi hs đọc sgk
- Y/c hs nhắc lại các quốc gia cổ đại phương tây ?
Các quốc gia này tồn tại đươc bao lâu ? Vì sao?
- Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma người Giécman đã làm gì ?
- Những việc làm của người Giecman đã tác động đến sự hình thành XHPK như thế nào ?
- Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội?
- Nông nô do tầng lớp nào hình thành?
- Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ntn?
- XHPK Châu Âu đã hình thành, vậy trong XHPK cuộc sống của họ ntn? Ta sang phần 2
- Đọc sgk
- Hi Lạp và Rôma
- Hình thành khoảng TNK I TCN đến thế kỉ V người Giecman tràn xuống tiêu diệt.
- Lập nên nhiều vương quốc mới: Phơ Răng; Đông Gốt; Tây Gốt
- Hình thành 2 giai cấp:
+ Lãnh chúa phong kiến.
+ Nông nô
- Những Tướng lĩnh, quý tộc có ruộng đất và tước vị
- Nô lệ và nông dân trở thành nông nô.
- Nông nô phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa
1/ Sự Hình Thành XHPK ở Châu Âu :
- Cuối thế kỉ V người Giecman tràn xuống tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Những việc làm của người Giecman đã tác động đến sự hình thành 2 giai cấp trong xã hội :
 + Tướng lĩnh, quý tộc được chia nhiều ruộng đất, phong tước trở thành lãnh chúa phong kiến.
 + Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân .
- Nông nô phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa 
XHPK hình thành ở Châu Âu.
HOẠT ĐỘNG 2. LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN(11p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến?
- Y/c quan sát H1 và mô tả lãnh địa
- GVBS: bên trong lãnh địa có lâu đài của quý tộc, nhà thờ và thôn xóm của dân- những ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ và liêu xiêu. Lâu đài đều có hào sâu và nhiều lớp thành đá dày, muốn vào lâu đài phải qua cầu bằng gỗ “ pháo đài bất khả xâm phạm”.
- Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
- Em hãy chứng minh cuộc sống của nông nô đói nghèo, cực khổ?
- Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa phong kiến là gì?
- Em hãy phân biệt sự khác nhau giũa xã hội cổ đại và XHPK?
KL: như vậy chúng ta thấy xã hội ngày càng phát triển, sự bóc lột cũng ngày càng cao hơn, hình thức bóc lột này sẽ được thay bằng hình thức khác.xh ngày càng phát triển sẽ đáp ứng theo nhu cầu của con người vậy thành thị trung đại đã xuất hiện ntn? Ta sang phần 3
- Dựa vào sgk trả lời.
- Quan sát và miêu tả
- Lắng nghe
- Lãnh địa có lâu đài , nhà thờ ,đất đai, dinh thự, tường cao, hào sâu, đầm lầy............
- Nông nô làm việc nặng nhọc, phải đóng tô thuế rất nặng nề.....Nông nô tự sản xuất ra của cải.
- Tự cấp, tự túc; không trao đổi với bên ngoài.
- XH cổ đại: chủ nô và nô lệ; nô lệ là lao động chính trong xã hội và được xem là công cụ biết nói.
- XHPK: lãnh chúa và nông nô; nông nô làm việc rất cực khổ còn phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.
2/ Lãnh Địa Phong Kiến :
- Khái niệm: là vùng đất rộng lớn, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa – như một vương quốc thu nhỏ.
- Tổ chức và hoạt động của lãnh địa :
+ Lãnh địa có lâu đài , nhà thờ ,đất đai, dinh thự, tường cao, hào sâu, đầm lầy............
+ Lãnh chúa: sống xa hoa, đầy đủ.
+ Nông nô: phải nợp tô thuế và nhiều thứ thuế khác cho lãnh chúa, họ có cuộc sống đói nghèo, khổ cực họ chống lại lãnh chúa.
- Đặc điểm kinh tế: tự cấp, tự túc; không trao đổi với bên ngoài.
HOẠT ĐỘNG 3. SỰ XUẤT HIỆN CỦA THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI(10p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Em hiểu thế nào là “ Thành thị” ?
- Nguyên nhân nàothành thị trung đại xuất hiện ?
- Những ai sống trong thành thị ? Họ làm những nghề gì?
- Y/c hs quan sát H2, nêu nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại .
- Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
- Em có nhận xét gì về sự phát triển của thành thị hiên nay?
- GV: sự xuất hiện thành thị trung đại là sự tương phản với lãnh địa phong kiến, đây là 1 dấu hiệu cho sự suy vong của chế độ phong kiến.
- Là nơi giao lưu mua bán tập trung đông dân cư..
- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển,......
- Thợ thủ công và thương nhân...........
- Quan sát và nêu: thành thị được xây tường dày bao quanh, phía ngoài có hào sâusự náo nhiệt của buổi họp chợ
- Thúc đẩy XHPK châu Âu phát triển.
- Ngày càng phát triển và mở rộng giao lưu mua bán với các nước trên TG kinh tế các nước ngày càng phát triển
- Lắng nghe.
3/ Sự Xuất Hiện Các Thành Thị Trung Đại :
- Nguyên nhân: cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đưa đi bán thị trấn ra đời thành thị trung đại xuất hiện.
- Tổ chức và hoạt động :
+ Cư dân chủ yếu là: thợ thủ công và thương nhân.
+ Họ lập ra các phường hội , thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán .
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho XHPK châu Âu phát triển.
4. Củng cố(4p)
XHPK Châu âu được hình thành ntn?
Vì sao thành thị trung đại lại xuất hiện? Vai trò?
5. Dặn dò(3p)
Học bài
Xem bài tiếp theo: sưu tầm tư liệu về các cuộc phát kiến địa lí
Sự hình thành CNTB?
IV.RKN:
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 1 Tiết ppct 2 Ngày soạn : 08/ 08/ 10
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :........................
BÀI 2. SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: giúp hs hiểu:
- Nguyên nhân và hệ quả của cuộc phát kiến địa lý, như là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến châu âu.
2. Kỹ năng:sử dụng lược đồ
- Khai thác tranh ảnh.
3.Thái độ: qua các sự kiện lịch sử, giúp hs thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XH TBCN.
 II. PHƯƠNG TIỆN:
 -HS: sgk; tư liệu đã sưu tầm được.
 - GV: + sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; trực quan.
 + phương tiện: Lược đồ TG; tư liệu về các cuộc hành trình của các nhà thám hiểm.
 + HS tích cực nắm được các cuộc phát kiến địa lý; tác động của nó đến xhpk.
 + chuẩn bị bài sau: sưu tầm tư liệu về văn hóa phục hưng; cải cách tôn giáo.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
 2. KTBC(3p)
XHPK ở Châu Âu hình thành ntn?
Tại sao thành thị trung đại xuất hiện? Vai trò?
 3. Bài mới
 * ĐVĐ: Thành thị trung đại xuất hiện đã thúc đẩy cho xã hội phát triển và nhu cầu đặt ra ngày càng cao hơn? Vậy để đáp ứng lại yêu cầu đó các nhà thám hiểm ở châu âu đã khám phá và tìm ra vùng đất mới; kết quả của sự khám phá này là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.(1p)
HOẠT ĐỘNG 1. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÝ.(15p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý?
- Y/c hs quan sát H3
- Điều kiện nào đã giúp cho các nhà thám hiểm thực hiện các cuộc phát kiến địa lý?
- Y/c hs quan sát H5
- Em hãy nêu các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu?
- Giới thiệu lược đồ và yêu cầu hs trình bày trên lược đồ các cuộc phát kiến địa lý.
- GV tường thuật sơ nét về chiến thám hiểm của Megienlan ( y/c xem H4)
- Kết quả của các cuộc phát kiến địa lý là gì?
- Giảng: việc phát hiện ra những vùng đất mới đầy tìm năng đã đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường ở các nước Châu Âu
- Các cuộc phát kiến có ý nghĩa gì?
- Nhấn mạnh: các cuộc phát kiến địa lý đã giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa được đẩy mạnh. Quá trình tích lũy dần dần hình thành.và các cuộc phát kiến địa lý có tác động ntn? Ta sang phần 2
- Quan sát
- Do khoa học kỹ thuật phát triển: đóng được tàu lớn, có la bàn
Đọc
- Quan sát
- HSTL: 
- Quan sát và trình bày trên lược đồ
- Tìm ra con đường mới, vùng đất mới ,đem về cho g/c TS những món lợi khổng lồ 
- Các cuộc phát kiến địa lý cũng có thể coi là cuộc cách mạng KHKT
- Lắng nghe.
1/ Những Cuộc Phát Kiến Lớn Về Địa Lí :
a. Nguyên nhân: 
- sản xuất phát triển:
+ Cần nguyên liệu.
+ Cần thị trường.
b. Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu
- 1487: Đi-a-xơ qua cực nam Châu Phi.
- 1498: vax cô đơ Gama đến Aán Độ.
- 1492: Cô-lôm bô phát hiện ra châu Mĩ.
- 1519-1522: Magienlan đi vòng quanh TG.
c. Kết quả: Tìm ra con đường mới, vùng đất mới ,đem về cho g/c TS những món lợi khổng lồ 
d. Ý nghĩa:
- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển
- Mở rộng giao lưu với các nước trên TG.
HOẠT ĐỘNG 2. SỰ HÌNH THÀNH CNTB Ở CHÂU ÂU(19p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Sau các cuộc phát kiến địa lý, thương nhân châu âu có hành động gì?
- Quý tộc và thương nhân châu Âu làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
- Tại sao họ lại không sử dụng nông nô để lao động? 
- Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy có hậu quả gì?
- Y/c hs giải thích khái niệm “ công trường thủ công”
- Những việc làm của thương nhân có tác động gì đến xã hội?
- Giai cấp TS và vô sản được hình thành từ tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Châu Âu?
- Tình hình chính trị lúc này ntn?
- Quan hệ sản xuất TBCN hình thành ntn?
- Ra sức cướp bóc của cải...
- Bắt người da đen đem bán, cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa
- Sử dụng nô lệ da đen sẽ thu lợi nhiều hơn
- Là cơ sở sản xuất được xây dựng dựa trên sự phân công lao động và kĩ thuật làm bằng tay
- Xã hội: hình thành giai cấp mới
- TS: chủ xưởng, chủ đồn điền và thương nhân giàu có.
- VS: lao động làm thuê.
- TS mâu thuẩn với quý tộc phong kiến 
2/ Sự hình thành CNTB ở châu Âu :
- Quá trình tích lũy nguyên thủy hình thành: vốn và lao động làm thuê.
- Hậu quả: 
+ Kinh tế: hình thức kinh doanh tư bản ra đời: lập xưởng sản xuất
+ Xã hội: hình thành giai cấp mới: tư sản và vô sản.
+ Chính trị: g/c TS mâu thuẩn với quý tộc phong kiến đấu tranh chống phong kiến.
- TS bóc lột vô sản quan hệ sản xuất TB hình thành.
 4. Củng cố(4p)
Trình bày các cuộc phát kiến địa lý?
Quan hệ sản xuất tư bản ở Châu Âu hình thành ntn?
 5. Dặn dò(3p)
Học bài
Xem bài 3
+ Phong trào văn hóa phục hưng?
+ Cải cách tôn giáo diễn ra ntn?
IV.RKN:.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_1_bai_1_su_hinh_thanh_va_phat_trie.doc
Bài giảng liên quan