Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12, Phần 1: Đời sống kinh tế, văn hoá - Nguyễn Văn Liêm

 I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức: giúp hs nắm:

 - Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp và TCN có những chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất canh tác được mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới được xuất hiện.

 - Buôn bán với nước ngoài được phát triển.

 - Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp, văn hoá, giáo dục phát triển; hình thành nền văn hoá Thăng Long.

 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu, vẽ sơ đồ.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc.

 - Bước đầu có ý thức vươn lên trong công việc xây dựng đất nước độc lập tự chủ.

 II. PHƯƠNG TIỆN

 - HS: Skg

 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; so sánh;

 + phương tiện: Tranh ảnh; tư liệu;

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Oån định lớp: kiểm tra sỉ số(1’)

 2. KTBC(3’)

 Trình bày cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt?

 3. Bài Mới

 * ĐVĐ: Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thắng lợi. Quân dân nhà Lý tiếp tục bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Như vậy đời sống kinh tế, văn hóa dưới thời Lý phát triển như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học hôm nay.(1’)

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12, Phần 1: Đời sống kinh tế, văn hoá - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 08 Tiết ppct 16 Ngày soạn : 06/ 10/ 10
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :........................
BÀI 12. ĐỜI SỐNG KINH TẾ , VĂN HOÁ
I. – ĐỜI SỐNG KINH TẾ
 I. MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: giúp hs nắm: 
 - Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp và TCN có những chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất canh tác được mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới được xuất hiện.
 - Buôn bán với nước ngoài được phát triển.
 - Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp, văn hoá, giáo dục phát triển; hình thành nền văn hoá Thăng Long.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu, vẽ sơ đồ.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc.
 - Bước đầu có ý thức vươn lên trong công việc xây dựng đất nước độc lập tự chủ.
 II. PHƯƠNG TIỆN
 - HS: Skg
 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; so sánh;
 + phương tiện: Tranh ảnh; tư liệu;
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Oån định lớp: kiểm tra sỉ số(1’)
 2. KTBC(3’)
Trình bày cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt?
 3. Bài Mới
 * ĐVĐ: Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thắng lợi. Quân dân nhà Lý tiếp tục bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Như vậy đời sống kinh tế, văn hóa dưới thời Lý phát triển như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học hôm nay.(1’)
HOẠT ĐỘNG 1. SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP(15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt.
- Gọi hs đọc 
- Giảng: Nông nghiệp dưới thời Lý được quan tâm chú trọng. Nông nghiệp là nền tảng của đất nước cũng như là ngành quan trọng phát triển của thời Lý.
- Ruộng đất lúc này trên danh nghĩa là của ai?
Giảng : Hằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất công để cày cấy 
- Nông dân nhận đất canh tác có nghĩa vụ gì đối với Vua?
- GV : Cũng giống như các vua nhà Lê vua Lý cũng rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Đến mùa vụ thì các vua Lý cũng tổ chức cày tịch điền.
- Như vậy “cày tịch điền” là gì ?
- Việc cày ruộng tịch điền của các vua nhà Lý có ý nghĩa gì?
- GV : Tuy nhiên, trong xã hội thời lý, sự phân hóa ruộng đất công diễn ra khá mạnh. 
- Bên cạnh ruộng đất công nông dân canh tác nông nghiệp thì vua Lý còn sử dụng ruộng đất công để làm gì.
- Giới thiệu H 22
- GVBS:Đây là Đền Đô nơi thờ 8 vị vua nhà Ly(đền Lý Bát đế) một trong những biểu hiện sử dụng đất đai để làm nơi thờ phụng tổ tiên của các vua nhà Lý.
- Ngoài ra nhà Lý còn thực hiện biện pháp gì để phát triển nông nghiệp?
- Để đảm bảo sức kéo cho nông nghiệp nhà Lý đã thi hành những biện pháp gì?
- Em có nhận xét gì về nông nghiệp thời Lý? Chứng minh?
- Vì sao nông nghiệp thời Lý lại phát triển mạnh như vậy.
- Giảng : Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển theo. Như vậy thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển như thế nào ? Chúng ta sẽ chuyển sang phần 2
- Đọc
- Lắng nghe.
- Của Vua
- Nghe
- Nộp thuế.
- Lắng nghe.
- “Cày tịch điền” là ruộng được nhà vua tự cày mang ý nghĩa tượng trưng.
- Để khuyến khích nhân dân sản xuất, Thể hiện sự quan tâm đối với sản xuất nông nghiệp.
- Vua Lý lấy một số đất công làm : Nơi thờ phụng, tế lễ. Phong cho con cháu, những người có công. Làm đền chùa
- Quan sát đây là đền thờ 8 vị vua nhà Lý.
- Lắng nghe.
- Khai hoang, Đào kênh mương , Khai ngòi
- Có lệnh ăn trộm trâu và giết mổ trâu bò phạt 80 trượng
- Phát triển, nhiều năm được mùa bội thu
- Nhà nước quan tâm tới sản xuất nông nghiệp; Nhân dân chăm lo sản xuất
- Ruộng đất trên danh nghĩa của Vua nhưng do nông dân canh tác.
- Nhà Lý quan tâm đến sản xuất nôngn nghiệp và đề ra những biện pháp: khai hoang, đào kênh, đắp đê để phát triển nông nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 2. THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG NGHIỆP.(20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt.
- Trong dân có các ngành thủ công nào?
- Em nhận xét gì về TCN lúc này?
- Gọi hs đọc phần in nghiêng SGK
- Nội dung trong đoạn in nghiêng trên cho thấy nghề thủ công nào phát triển
- Tại sao nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống
- Bên cạnh các nghề thủ công trên nhà Lý còn có các nghề thủ công nào?
- Các công trình nào là minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển của thủ công nghiệp
- Cho hs xem hình23 
- BS: Đây là bát men ngọc của thời Lý có màu xanh nhạt, hoa văn là những hoa dâyhết sức tinh xão, men ngọc láng mịn đã cho thấy được các nghề thủ công thời Lý rất phát triển 
- Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì?
- Bên cạnh sự phát triển của thủ công nghiệp thì thương nghiệp trong giai đoạn này phát triển như thế nào?
- Buôn bán thường diễn ra ở những nơi nào?
- Em có nhận xét gì về Vân Đồn?
- Tại sao nhà Lý chỉ cho mua bán ở hải đảo và biên giới?
- Sự phát triển của NN, TCN và thương nghiệp thời kì này chứng tỏ điều gì?
- Nghề chăn tằm ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện, nhà cửa rất phát triển.
- Phát triển.
- Đọc
- Ngành dệt.
- Bởi vì nhà Lý muốn nâng caogiá trị hàng trong nước và qua đó cho thấy được tơ lụa trong nước cũng không kém gì so với tơ lụa nhà Tống.
- Làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt, nghề in được mở rộng.
- Chuông quy điền, tháp Báo Thiên ( HN), vạc Phổ Minh ( NĐ)......
- Quan sát và nêu: đâylà bát men ngọc thời Lý
- Lắng nghe.
- Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kĩ thuật cũng như chất lượng ngày càng cao
- Thương nghiệp, việc mua bán trong nước và ngoài nước càng được mở mang phát triển
- Vùng biên giới, hải đảo đặc biệt là Vân Đồn.
- mua bán tấp nập.
- Thể hiện sự cảnh giác của nhà Lý, tránh sự dòm ngó của nước ngoài
- Nhân dân Đại Việt có đủ khả năng xây dựng nền kinh tế tự chủ
a. TCN:
- Có rất nhiều ngành( dệt, gốm) sản phẩm có chất lượng cao.
- Làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt, nghề in được mở rộng.
b. Thương nghiệp
- Trao đổi mua bán trong và ngoài nước diễn ra mạnh.
- Vân Đồn ( Quảng Ninh)là nơi mua bán rất thuận tiện và tấp nập.
 4. Củng cố(3’)
Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
Em nhận xét gì về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?
 5. Dặn dò(2’)
Học bài 
Xem phần tiếp theo: Xã hội có những thay đổi ntn? Văn hoá giáo dục có phát triển không?
 IV. RKN: ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_12_phan_1_doi_song_kinh_te_van_hoa.doc
Bài giảng liên quan