Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12, Phần 2: Đời sống kinh tế, văn hoá - Nguyễn Văn Liêm

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 - Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp và TCN có những chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất canh tác được mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới được xuất hiện.

 - Buôn bán với nước ngoài được phát triển.

 - Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp, văn hoá, giáo dục phát triển; hình thành nền văn hoá Thăng Long.

 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu, vẽ sơ đồ.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc.

 - Bước đầu có ý thức vươn lên trong công việc xây dựng đất nước độc lập tự chủ.

II. PHƯƠNG TIỆN

 - HS: SGK; tư liệu sư tầm

 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; so sánh.

 + Phương tiện; Sơ đồ phân hoá xã hội; tư liệu

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số hs

2. KTBC

 Em hãy trình bày những chuyển biến về nông nghiệp?

 Thương nghiệp thời kì này phát triển ntn?

 3. Bài mới

* ĐVĐ: Bên cạnh việc phát triển kinh tế , thì văn hoá giáo dục của nước ta thời kì này có phát triển hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12, Phần 2: Đời sống kinh tế, văn hoá - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 09 Tiết ppct 17 Ngày soạn : 15/ 10/ 10
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :....16/10/10
BÀI 12. ĐỜI SỐNG KINH TẾ , VĂN HOÁ
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
 II.SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
I. MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: 
 - Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp và TCN có những chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất canh tác được mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới được xuất hiện.
 - Buôn bán với nước ngoài được phát triển.
 - Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp, văn hoá, giáo dục phát triển; hình thành nền văn hoá Thăng Long.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu, vẽ sơ đồ.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc.
 - Bước đầu có ý thức vươn lên trong công việc xây dựng đất nước độc lập tự chủ.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - HS: SGK; tư liệu sư tầm
 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; so sánh.
 	+ Phương tiện; Sơ đồ phân hoá xã hội; tư liệu
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số hs
2. KTBC
Em hãy trình bày những chuyển biến về nông nghiệp?
Thương nghiệp thời kì này phát triển ntn?
 3. Bài mới
* ĐVĐ: Bên cạnh việc phát triển kinh tế , thì văn hoá giáo dục của nước ta thời kì này có phát triển hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MẶT XÃ HỘI ( 15p )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Goi hs đọc 
- Treo sơ đồ thay đổi các tầng lớp trong xã hội?
- Dưới xã hội thời lý có những giai cấp nào?
- Lực lượng sản xuất chính trong xã hội là ai?
- Giảng: nông dân được nhận ruộng đất là nông dân tự do; nông dân không có ruộng nhận đất từ địa chủ là nông dân tá điền.
- So với thời Đinh – Tiền Lê sự phân biệt giai cấp của thời Lý như thế nào?
- Đời sống các tầng lớp trong giai cấp thống trị như thế nào?
- Đời sống các tầng lớp trong giai cấp bị trị như thế nào?
- Nô tì là ngừơi như thế nào trong xã hội?
- GV chuyển ý: như vậy xã hội đã có sự phân hoá sâu sắc hơn,còn xã hội có sự phát triển hay không, ta sang phần 2
- Đọc
- Quan sát
- Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị 
- Nghe
- Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột ngày càng nhiều
- Đầy đủ, sung túc
- Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua......
- Nô tì : tầng lớp thấp nhất trong xã hội....... 
1/ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MẶT XÃ HỘI
- Thống trị: 
+ Vua: 
+ Quan lại, hoàng tử, công chúa, nông dân giàu có nhiều ruộng" địa chủ.
- Bị trị: 
+ Nông dân, thợ thủ công ,nô tì
- Nông dân là lực lượng sản xuất trong xã hội.
- Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội"cuộc sống không đảm bảo.
HOẠT ĐỘNG 2. GIÁO DỤC VÀ VĂN HOÁ (25p )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Gọi hs đọc “từ đầu  làm sư”
- Văn Miếu được xây dựng vào thời gian nào?
- Xây dựng Văn Miếu nhằm mục đích gì?
- Giảng : Văn miếu chính thức xây dựng vào tháng 9-1070. Đây là miếu thờ tổ đạo Nho ( do Khổng Tử sáng lập) và là nơ dạy học cho các con vua. Văn Miếu dài 350m, ngang 75m. Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở tại đây. 
- GV cho hs xem hình Văn Miếu
- GV: Năm 1076, Quốc tử giám được dựng lên trong khu văn miếu được coi là trường học đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ở đây chỉ dành cho các con vua, sau đó nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước.
- Em nhận xét gì về giáo dục thời Lý?
- Văn học thời kì này ntn?
- Đạo phật trong giai đoạn này thì sao?
- Nêu những dẫn chứng, chứng minh thời lý đạo phật được sùng bái?
- Yêu cầu HS liên hệ địa phương hiện nay về tín ngưỡng đạo phật?
- Cho hs quan sát H24&25: Chùa Một cột có tên là Diên Hựu ( phúc lành lâu dài) được xây dựng năm 1049 thời Vua Lý Thái Tông. ( Chuyện kể khi vua về già chưa có con trai, nên nhà vua thường đến chùa cầu tự. Một đêm vua mơ thấy đức phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây Thăng Long, tay bế con trai đưa cho nhà vua
- Kể tên các hoạt động văn hóa dân gian và các môn thể thao được nhân dân ưa thích?
- Giảng : Các hoạt động văn hóa văn đó đièu được đưa vào những lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hằng năm khắp nơi
- Em có nhận xét gì về các hoạt động văn hoá này hiện nay?
GV: đó là nét đẹp truyền thống văn hoá của nhân dân ta
- Yêu cầu Hs quan sát H 25&26. Em có nhận xét gì về thành tựu kiến trúc và điêu khắc?
- Em có nhận xét gì về văn hoá nước ta?
- Giảng : Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa riêng của dân tộc – Văn hóa Thăng Long, những thành tự văn hoá này chúng ta phải trân trọng và gìn giữ và hiện nay hình ảnh của chùa Một cột vẫn được nhân dân ta gìn giữ và tu sữa.
- Đọc
- 1070
- Nơi dạy cho các con vua và thờ Khổng Tử
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Nhà lý rất quan tâm đến giáo dục song chế độ thi cử chưa quy cũ, nền nếp
- Văn học chữ Hán phát triển.
- Các vua Lý sùng đạo phật.
- Vua Lý sai người dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh phật, soạn sách phật
- Hiện nay đạo phật vẫn được mọi ngừơi súng bái nhiều.
- Quan sát và nghe
- Hát chèo, múa rối, dàn nhạc có các nhạc cụ trống kèn. Đá cầu, vật, đua thuyền
- Chúng ta vẫn còn sinh hoạt trong các ngày lễ hội, tết
- Nghe
- Quan sát và nêu: hình rồng thời Lý mình trơn uốn khúc toàn thân uyển chuyển.
- Nền văn hoá mang đậm tính dân tộc.
- Theo dõi.
2/ GIÁO DỤC VÀ VĂN HOÁ
a. Giáo dục
- 1070, Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu.
- 1075, mở khoa thi đầu tiên.
- 1076, Quốc Tử Giám được thành lập và được xem là trường Đại học đầu tiên.
- Văn học chữ Hán phát triển.
- Các vua Lý sùng đạo phật.
b. Văn hoá
- Ca hát, nhảy múa,hát chèo, múa rối được phát triển.
- Có nhiều công trình kiến trúc có giá trị; điêu khắc tinh vi, thanh thoát.
 Nền văn hoá mang đậm tính dân tộc.
 4. Củng cố
Yêu cầu hs hoàn thành sơ đồ các tầng lớp trong xã hội?
Giáo dục thời Lý so với trước ntn?
 5.Dặn dò
Học bài
Xem lại các bài tiết sau ôn tập.
 IV. RKN: ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_12_phan_2_doi_song_kinh_te_van_hoa.doc
Bài giảng liên quan