Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 13, Phần 1: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Nguyễn Văn Liêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến Thức:
- Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập.
- Sự thành lập nhà Trần là cần thiết cho đất nước và xã hội Đại Việt lúc bấy giờ.
- Việc nhà Trần thay cho nhà Lý đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền
2. Kỹ năng
- Rèn cho hs kỹ năng vẽ sơ đồ; sử dụng lược đồ; phương pháp so sánh đối chiếu.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho hs tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước, lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. PHƯƠNG TIỆN
- HS: SGK; Tư liệu về Trần Cảnh; xem lại nội dung của bộ luật Hình Thư.
- GV: + Sử dụng phương pháp: trực quan; nêu vấn đề; thảo luận nhóm nhỏ; thuyết trình; so sánh.
+ Phương tiện: Lược đồ Đại Việt thời Trần; sơ đồ bộ máy nhà nước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số HS(1’)
2. KTBC: Nhận xét bài kiểm tra của HS.(2’)
3. Bài mới
* ĐVĐ: Gv yêu cầu Hs nhắc lại các triều đại đã học( Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý).
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm Tuần 12 Tiết ppct 21 Ngày soạn : 25/ 10/ 10 Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...01/11/10 CHƯƠNG III. NƯỜC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN ( THẾ KỈ XIII – XIV) BÀI 13. NƯỚC ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XIII (2T) I – NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến Thức: - Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập. - Sự thành lập nhà Trần là cần thiết cho đất nước và xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. - Việc nhà Trần thay cho nhà Lý đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền 2. Kỹ năng - Rèn cho hs kỹ năng vẽ sơ đồ; sử dụng lược đồ; phương pháp so sánh đối chiếu. 3. Thái độ - Bồi dưỡng cho hs tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước, lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. PHƯƠNG TIỆN - HS: SGK; Tư liệu về Trần Cảnh; xem lại nội dung của bộ luật Hình Thư. - GV: + Sử dụng phương pháp: trực quan; nêu vấn đề; thảo luận nhóm nhỏ; thuyết trình; so sánh. + Phương tiện: Lược đồ Đại Việt thời Trần; sơ đồ bộ máy nhà nước. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số HS(1’) 2. KTBC: Nhận xét bài kiểm tra của HS.(2’) 3. Bài mới * ĐVĐ: Gv yêu cầu Hs nhắc lại các triều đại đã học( Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý). HOẠT ĐỘNG 1 – NHÀ LÝ SỤP ĐỔ(10’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt - Em hãy nhắc lại nhà Lý thành lập vào thời gian nào? trải qua mấy đời vua? - Em nhận xét gì về nhà Lý vào cuối TK XII ? Nguyên nhân? - Cho HS đọc chữ nhỏ SGK - GV mở rộng: Đời vua thứ 8 là Lý Huệ Tông chỉ sinh được con gái; bị mắc bệnh nên đã nhường ngôi sớm cho con là Lý Chiêu Hoàng (1224), lợi dụng thời cơ này các quan tranh chấp quyền hành, quan lại bên dưới bóc lột nhân dân không chăm lo đến đời sống nhân dân. - Những việc làm trên của vua quan nhà Lý đã dẫn đến hậu quả gì? - Trước tình hình đó nhà Lý dã làm gì? - Lợi dụng tình hình này, họ Trần đã có hành động gì? - GV: Trần Cảnh là chồng của Lý Chiêu Hoàng; và người có công thành lập ra nhà Trần là Trần Thủ Độ.Trần Cảnh sinh năm 1218 tại Tức Mặc, Mĩ Lộc, Nam Định, năm 1224, được tuyển vào cung, 1225 kết hôn cùng Lý Chiêu Hoàng; năm 1258 nhường ngôi cho con; có các niên hiệu: Kiến Trung; Thiên Ứng Chính Bình; Nguyên Phong. - GV chuyển ý: - Nhà Lý thành lập cuối 1009 và trải qua 8 đời vua - Trả lời. - Đọc - Lắng nghe. - Lụt lội, hạn hán, mất mùa.. - Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để chống lại. - Lợi dụng tình hình này nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi - Lắng nghe. 1. Nhà Lý sụp đổ - Cuối TK XII, nhà Lý suy yếu quan lại ăn chơi sa đoạ, không chăm lo đến đời sống nhân dân. - Hạn hán, lụt lội xảy ra liên miên, nhân dân khổ cực, nhiều nơi đấu tranh. - Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. HOẠT ĐỘNG 2. NHÀ TRẦN CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN.(15’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt -GV dùng lược đồ giới thiệu lãnh thổ của Đại Việt thời Trần. - Yêu cầu hs nhắc lại sơ nét về bộ máy nhà nước thời Lý - Treo sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần. - Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức ntn? - Ai là người đứng đầu triều đình và được tổ chức ntn? - em nhận xét gì về tổ chức hệ thống quan lại của nhà Trần? - So với thời Lý nhà Trần còn có những chức quan mới nào? - Em hãy nêu nhiệm vụ của các quan mới? - GV yêu cầu hs liên hệ hiện nay, những cơ quan này còn hay không? - Nhấn mạnh: nước ta ngành kinh tế chính là nông nghiệp nên vấn đề khai hoang, đắp đê là vấn đề hết sức quan trọng. - Đơn vị hành chính nhà Trần tổ chức ra sao? - GV treo sơ đồ bộ máy nhà nước Thời Lý và Trần - Yêu cầu hs thảo luận : So với bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có gì khác? - GV nhận xét và kết luận: bộ máy nhà nước thời nhà Trần quy cũ và đầy đủ hơn. Vậy luật pháp của thời nhà Trần ntn? Ta sang phần 3 - Quan sát trên lược đồ. - Nhắc lại theo yêu cầu - Quan sát - Dựa vào sơ đồ nêu. - Vua là người đứng đầu và nhường ngôi sớm cho con; các chức quan đại thần do họ Trần nắm giữ. - Quy cũ và đầy đủ hơn. - Dựa vào SGK trả lời. - Hà đê sứ: phụ trách công việc đê điều; đồn điền sứ: khai hoang. - Hiện nay vẫn còn nhưng tên gọi khác nhau - Dựa vào sơ đồ trình bày. - Quan sát - Thảo luận theo bàn 2 phút và đại diện nhóm trình bày + Vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thaí Thượng Hoàng + Quan đại thần do họ Trần nắm giữ + Đặt thêm 1 số cơ quan mới + Chia cả nước làm 12 lộ. 2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền. - Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền được phân làm 3 cấp: Triều đình, đơn vị hành chính trung gian; cơ sở. - Đặt thêm 1 số cơ quan mới: Quốc sử viện, Thái y viện; 1 số chức quan: Hà đê sứ; Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. - Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ là phủ; châu, huyện; và dưới cùng là xã HOẠT ĐỘNG 3. PHÁP LUẬT THỜI TRẦN(10’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt - Cho hs đọc - Pháp luật thời Trần ntn? - Giảng:Thời nhà Trần chú ý sửa sang luật pháp và ban hành Bộ Quốc Triều thông chế sau đổi là Quốc triều hình luật.trên sơ sở luật của nhà Lý có bổ sung - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bộ luật Hình Thư - Pháp luật thời Trần bổ sung thêm những điều khoản nào? - Em có nhận xét gì về khoản cách giữa vua, quan với dân? - BS:Mặc dù giữa vua và dân có sự khác biệt nhưng khoản cách chưa sâu bởi vua đặt chuông lớn ở điên cho nhân dân kêu oan. Nhân dân củng có thể đón rước vua khi Vua đi thăm các địa phương hay củng có thể xin vua dừng lại xem vụ kiện oan. - Đọc - Ban hành bộ Quốc Triều hình luật - Lắng nghe. - Chú ý bảo vệ Vua, tài sản của dân - Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu, Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất......... - Sự cách biệt chưa thực sự sâu sắc. - Lắng nghe. 3. Pháp luật thời Trần. - Ban hành bộ Quốc Triều hình luật + Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu. + Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. + Đặt cơ quan Thẩm Hình viện để xét xử 4. Củng cố(4’) GV yêu cầu hs hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần? Cho hs trả lời các câu hỏi nhanh. 5. Dặn dò(2’) Học bài Xem phần II: Xem hình 27; Quân đội có gì khác với nhà Lý? Kinh tế? IV. RKN: . ..
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_bai_13_phan_1_nuoc_dai_viet_o_the_ki_x.doc