Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16+17 - Nguyễn Văn Liêm

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến Thức:

 - Cuối TK XV, nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động, nông nô, nô tì rất khổ, xã hội rối loạn.

 - Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi.

 - Vương triều nhà Trần bước vào thời suy sụp- nhà Hồ thay nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly( Các chính sách hạn điền; hạn nô, đánh thuế đinh( vào người có ruộng), đánh thuế ruộng( theo phép luỹ tiến), đã giải phóng sức lao động của nông dân, nô tì) ; xây các thành trì kiên cố bảo vệ đất nước)

 2.Kỹ Năng:

 - Bồi dưỡng cho các em kỹ năng so sánh, đối chiếu.

 - Hệ thống, thống kê, sử dụng lược đồ.

 3. Thái độ:

 - Thấy được sự sa đoạ thối nát của tầng lớp quí tộc thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, bởi phải thay thế để đất nước phát triển.

 - Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân cuối TK XIV về nhân vật Hồ Quý Ly - một người yêu nước có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi khủng hoảng.

 II. PHƯƠNG TIỆN

 - HS: sgk; Tư liệu về thời Trần.

 - GV: + Sử dụng phuơng pháp: Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, trực quan.

 + Phương tiện: sách hướng dẫn sử dụng kênh hình; tư liệu cuối thời Trần, lược đồ H39

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số(1’)

 2. KTBC: (3’)

 Giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần ntn?

 3. Bài mới

 * ĐVĐ: Chúng ta đã tìm hiểu thời nhà Trần đạt được nhiều thành tựu giáo dục, KH-KT. Nhưng vào giai đoạn cuối thì tình hình nhà Trần ntn? Tại sao lại xảy ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân? – đó là nội dung của abì học hôm nay.(1’)

 

doc12 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16+17 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỘNG 3. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.(8’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
-Cho hs đọc bài
? Những cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng gì?
? Việc thực hiện cải cách tất cả các mặt của HQL em nhận xét Ông là người ntn?
-Giảng: HQL thực hiện các chính sách đó với lòng quyết tâm cao, tài năng xuất chúng và bản lĩnh phi thường, những chính sách ấy có tác dụng tích cực, tiến bộ, tuy nhiên lại có nhiều hạn chế và không được sự ủng hộ của nhân dân.
? Vì sao chính sách này không được nhân dân ủng hộ? Nó có hạn chế gì?
? Tại sao HQL lại thực hiện được cải cách?
- Đọc
- Dựa vào sgk trình bày.
- Là người có tài và yêu nước thiết tha
- Lắng nghe.
- Chưa đảm bảo cuộc sống và quyền tự do của nhân dân; đụng chạm đến quyền lợi của các tầng lớp; làm giảm thế lực của họ Trần nhưng lại tăng quyền lực của nhà Hồ chưa chú ý đến quyền lợi quốc gia.
- Nhà Trần quá suy yếu cần có sự thay đổi; trước nguy cơ có giặc ngoại xâm không cải cách không đánh giặc được.
1. Ý nghĩa, tác dụng của cải Hồ Quý Ly.
a. Tác dụng
- Làm ổn định tình hình đất nước.
- Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ.
- Làm suy yếu thế lực nhà Trần, tăng thêm nguồn thu nhập cho đất nước.
b. Hạn chế: 
- Chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa phù hợp với lòng dân
4. Củng cố(3’)
Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào? Xác định trên lược đồ kinh đô của nhà Hồ?
Nêu nội dung cải cách của HQL?
 5. Dặn dò(2’)
Học bài và trả lời các câu hỏi.
Xem bài 17- trả lời các câu hỏi ôn tập.
 IV. RKN: .
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 16 Tiết ppct 31 Ngày soạn : 29/ 11/ 10
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...02./ 12/ 10
BÀI 17. ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến Thức: Củng cố lại nhũng kiến thức cơ bản về LSDT thời Lý, Trần, Hồ.
 - Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
 2. Kỹ Năng: Rèn cho hs kỹ năng sử dụng lược đồ; phân tích tranh ảnh; lập bảng thống kê.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc; biết ơn tổ tiên.
 II. PHƯƠNG TIỆN
 - HS: SGK; Bài soạn
 - GV: + Sử dụng phương pháp: Thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề; thảo luận nhóm
 + Phương tiện: SGK; lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần 1,2,3; lược đồ kháng chiến chống Tống.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: kiểmtra sỉ số(1’)
 2. KTBC: Lồng vào bài mới
 3. Bài mới
 *ĐVĐ: Chúng ta dã tìm hiểu và nắm đựơc những thành tựu củng như những chiến công vang dội của nhân dân ta dưới thời Lý-Trần. Để các em nắm lại kiến thức tốt hơn hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập.(1’)
HOẠT ĐỘNG 1. HS LÀM CÂU HỎI 1 SGK(12’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến Thức cần đạt
- Gọi hs đọc câu hỏi 1
? Thời Lý- Trần nhân dân ta đương đầu với các cuộc xâm lược nào?( Thời gian, lực lượng quân xâm lược)
- GV: Với lực lượng quân xâm lược như thế các cuộc chiến diễn ra ntn? Ta sang phần 2
- Đọc
- Làm việc theo nhóm nhỏ khoảng 4’ sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày theo yêu cầu, có bổ sung và nhận xét.
1. Thời Lý - Trần nhân dân ta đương đầu với các cuộc xâm lược:
Cuộc kháng chiến
Chống Tống
Chống Mông Cổ
Chống quân Nguyên lần 2
Chống quân Nguyên lần 3
Tên các triều đại
Nhà Lý
Nhà Trần
Nhà Trần
Nhà Trần
Thời gian
1075-1077
1258
1285
1287-1288
Lực lượng quân xâm lược
10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu.
3 vạn quân Mông Cổ 
50 vạn quân Nguyên.
Hơn 30 vạn quân Nguyên, nhiều tướng giỏi và đoàn thuyền lương.
HOẠT ĐỘNG 2. HỌC SINH LÀM CÂU HỎI 2 (26’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Cho hs đọc yêu cầu câu hỏi
Giới thiệu lược đồ
? Yêu cầu hs trình bày lần lượt diễn biến các cuộc khởi nghĩa?
Yêu cầu hs thảo luận
-N1&2: Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến
-N 3&4: Tấm gương tiêu biểu trong mỗi cuộc kháng chiến? nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
-GV theo dõi bổ sung và kết luận.
- Đọc
- Quan sát
- HS trình bày theo yêu cầu
- Thảo luận theo yêu cầu 3 phút
- Đại diện các nhóm báo cáo có bổ sung, nhận xét.
2. Diễn biến của các cuộc kháng chiến
- Nắm lại được diễn biến của các cuộc chiến.
Chống Tống 
Chống Mông Cổ
Chống quân Nguyên lần thứ hai
 Chống quân Nguyên lần thứ 3
Đường lối chống giặc của mỗi cuộc kháng chiến
 Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta.
- “Vuờn không nhà trống”
- Tránh chổ mạnh đành chổ yếu
- Vuờn không nhà trống.
- Tránh chổ mạnh đánh chổ yếu.
- Vuờn không nhà trống.
- Đánh vào đoàn thuyền lương của giặc; nhữ địch vào bãi cọc ngầm
Những tấm gương tiêu biểu
- Lý Thường Kiệt; Lý Kế Nguyên; Đông đảo quần chúng nhân dân
Trần Thủ Độ; Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn; Trần Bình Trọng
Trần Quốc Tuấn; Trần Khánh Dư
Ngyên nhân thắng lợi
Tinh thần kháng chiến của nhân dân; người lãnh đạo tài giỏi; cách đánh giặc độc đáo.
Tinh thần đấu tranh tránh chổ mạnh đánh chổ yếu; phản công
Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia
Lấy yếu đánh mạnh; lấy ích địch nhiều; Đoàn kết là sức mạnh; lấy dân làm gốc.
Ý nghĩa lịch sử
Giữ vững độc lập; quân Tống từ bỏ mộng xâm lược.
Cổ vũ động viên tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.
Góp phần tạo nên trang sử vẻ vang của dân tộc
Quân Nguyên từ bỏ ý định xâm lược nước ta; độc lập dân tộc được bảo vệ.
 4. Củng cố(3’)
Nhấn mạnh những vấn đề mà các em cần nắm.
Huớng dẫn hs làm các bài tập còn lại .
 5. Dặn dò(2’)
Xem lại những nội dung chính
Đọc lại các bài ở chương III tiết sau làm bài tập lịch sử.
 IV. RKN: .
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 16 Tiết ppct 32 Ngày soạn : 29/ 11/ 10
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...03./ 12/ 10
BÀI TẬP LỊCH SỬ
 I. MỤC TIÊU
- Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học, nắm và khắc sâu kiến thức thời Trần TK XIII-XIV
- Rèn cho hs kỹ năng sử dụng lược đồ tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức đã học vào phương diện bài tập.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc; truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ đó có thái độ học tập đúng đắn.
 II. PHƯƠNG TIỆN
 - HS: SGK
 - GV: + Sử dụng phương pháp: Trực quan ; thảo luận nhóm, nêu vấn đề; gợi mở.
 + Phương tiện: Vỡ bài tập; máy chiếu;
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp; Kiểm tra sỉ số(1’)
 2. KTBC: Lồng vào bài mới
 3. Bài mới
 * Đ VĐ: Để các em nắm vững hơn kiến thức đã học cũng như vận dụng ở nhiều hình thức khác nhau- hôm nay chúng ta tiến hành tiết bài tập lịch sử.(1’)
HOẠT ĐỘNG 1. HỌC SINH LÀM VIỆC CÁ NHÂN.(13’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
GV đưa ra bài tập
1. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lý?
- Bộ máy triều đình
- Quan lại địa phương
- Sản xuất và đời sống nhân dân
- Nhận xét
? Nếu chỉ chọn ít nhất 3 tiêu chí để khẳng quân đôị nhà Trần là 1 quân đội mạnh thì em sẽ chọn những tiêu chí nào?
a. Cũng như thời Lý, duy trì chính sách “ Ngụ binh ư nông”
b. Nhà Trần coi trọng chất lượng “ quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”
c. Chế độ luyện tập của binh lính
d. Những nơi hiểm yếu ở vùng biên giới đặc biệt phía Bắc giao cho tưóng giỏi.
đ. Vua Trần thường xuyên kiểm tra việc phòng bị
Câu 3. Nhà Trần đã làm những gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược nguyên. Em hãy sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự để thấy đưcợ tầm quan trong của việc chuẩn bị.
a. Triệu tập vương hầu, quan lại bàn kế đánh giặc.
b. TQT được giao làm tổng chỉ huy quân đội và sạon ra “ Hịch Tuớng sĩ”
c. Vua Triệu tập HN Diên Hồng.
d. Các đạo dân binh miền xuôi cũng như miền ngược ngày đêm luyện tập sẳn sàng chiến đấu.
e. Tổ chức tập trận lớn và chia binh đóng giữ những nơi hiểm yếu.
- Trình bày theo yêu cầu trên bảng
- Chọn câu a,b,c.
- Hs đọc và làm theo yêu cầu
1-b;
2-a
3-c
4-e
5-d
1. Nguyên nhân sụp đổ của nhà Lý
- Vua ăn chơi sa đọa; các đại thần tranh chấp quyền hành.
- Địa phương: Quan lại quấy nhiễu, bóc lột nhân dân.
- Đời sống nhân dân: sản xuất đình đốn, lũ lụt xảy ra liên miên→ cực khổ.
→Nhà Trần thay nhà Lý là hợp với tình hình thực tế.
HOẠT ĐỘNG 2. HỌC SINH LÀM VIỆC NHÓM VÀ TRÊN LƯỢC ĐỒ(25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm
N1&2: Những thành tựu nổi bật của nhà Lý ( Kinh tế, văn hoá, giáo dục, KH-KT)
N3&4: Những thành tựu của nhà Trần ( Kinh tế, văn háo, giáo dục, KH-KT)
GV giới thiệu lược đồ
- HS thảo luận theo yêu cầu 7’
- Đại diện nhóm trình bày có nhận xét bổ sung.
- Quna sát và trình bày lần lượt các cuộc chiến của nhân dân ta thời Trần?
1. Những thành tựu nổi bật của thời Lý - Trần.
Nội dung
Thời Lý
Thời Trần
Kinh tế
- NN:ruộng đất do nhà nước quan lí; vua tổ chức lễ cày tịch điền; khai hoang đắp đê.
- TCN: Phát triển mạnh( gốm ,dệt); Xưởng thủ công nhà nước phát triển.
- Thương nghiệp: Trao đổi mua bán với nước ngoài.
- NN: Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế;khuyến khích sản xuất phát triển, mở rộng diện tích đất tư
- TCN: các nghề truyển thống và nhà nước quản lí phát triển; nghề mới: đóng tàu, chế tạo vũ khí.
- Thương nghiệp:Trung tâm Thăng Long; Vân Đồn là nơi trao đổi mua bán với nước ngoài.
Văn hoá
Đạo phật được mở rộng; nhân dân ưa thích ca hát nhảy múa; tổ chức lễ hội vui chơi
Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến; nho giáo được trọng dụng.
Giáo dục
- 1070 xây dựng Văn Miếu; 1076 mở Quốc Tử Giám; 1075 mở khoa thi tuyển chọn nhân tài.
- Trường học ở nhiều nơi.
- Mở khoa thi thường xuyên hơn để tuyển chọn nhân tài; Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu là bộ sử đầu tiên của nước ta.
KH-KT
 Chùa Một Cột; Tháp Báo Thiên; Tượng Phật Adiđà là các công trình nghệ thuật độc đáo.
Y học, quân sự kiến trúc – Tháp Phổ Minh; Tác phẩm binh thư yếu lược; Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Các em nắm lại diễn biến của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
 4. Củng cố(3’)
Nhấn mạnh và tóm tắt lại những nội dung các em cần nhớ
Nhận xét sự chuẩn bị của các em và ghi điểm cho hs làm đúng và tích cực.
 5. Dặn dò(2’)
Học bài và xem lại các nội dung chính của chương III
Chuẩn bị tiết sau: Nhà Minh xâm lược nước ta ntn? Chính sách cai trị; nhà Hồ đối phó ra sao?
 IV. RKN: .

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_1617_nguyen_van_liem.doc
Bài giảng liên quan