Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - Nguyễn Văn Liêm

I, MỤC TIÊU :

- KT: Sự sa đoạ của triều đình phong kiến thời Lê Sơ, những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lực trong 20 năm. Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh mẽ ở đầu thế kỷ XVI

- KN: Rèn luyện cho HS kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử

- TĐ: cho HS truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân. HS hiểu được rằng : Nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân

II. PHƯƠNG TIỆN

- GV :

+ Sử dụng phương pháp: thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, nhóm.

+ Phương tiện: sgk, Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI

- HS : SGK, VBT, Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số(1’)

2. KTBC: Lồng vào bài mới

3. Bài mới

* Đặt vấn đề

 

doc4 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường ............................ GV: ..........................................
Tuần 24 Tiết ppct 48 Ngày soạn : ............................
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :..............................	
BÀI 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
 (THẾ KỶ XVI – XVIII)
I, TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
I, MỤC TIÊU :
- KT: Sự sa đoạ của triều đình phong kiến thời Lê Sơ, những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lực trong 20 năm. Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh mẽ ở đầu thế kỷ XVI 
- KN: Rèn luyện cho HS kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử 
- TĐ: cho HS truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân. HS hiểu được rằng : Nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân 
II. PHƯƠNG TIỆN
GV : 
+ Sử dụng phương pháp: thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, nhóm........
+ Phương tiện: sgk, Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI 
HS : SGK, VBT, Vở ghi 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số(1’)
2. KTBC: Lồng vào bài mới
3. Bài mới
* Đặt vấn đề
 HOẠT ĐỘNG 1 : TRIỀU ĐÌNH NHÀ LÊ (15p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- GV yêu cầu HS nhận xét lại tình hình kinh tế - XH của Đại Việt thế kỉ XV 
- Nguyên nhân nào khiến nhà Lê suy yếu ? 
- GV yêu cầu HS đọc phần in nghiêng trong SGK /105
- GV yêu cầu HS trình bày sự phân hoá trong triều đình nhà Lê Sơ vào thế kỉ XVI ? 
- Em có nhận xét về triều đình nhà Lê ở thế kỉ XVI? 
- HS: Kinh tế rất phát triển, xã hội ổn định 
- HS: Vua quan sa đoạ không quan tâm đến đời sống nhân dân 
- HS đọc SGK 
- HS: Triều đình lục đục, tranh giành quyền lực 
- HS trả lời 
1. Triều đình nhà Lê 
- Vua quan ăn chơi xã xỉ, lãng phí tiền của 
- Nội bộ triều đình lục đục, tranh giành quyền lực 
=> Nhà Lê ngày càng suy thoái 
HOẠT ĐỘNG 2 : PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐẦU THẾ KỶ XVI (25p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc SGK 
- Nguyên nhân khiến phong trào khởi nghĩa của nông đân bùng nổ 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK 
+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ?
. GV treo lược đồ phong trào nông dân thế kỉ XVI và yêu cầu HS kể tên các cuộc khởi nghĩa và chỉ địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa 
- Phong trào nông dân thời kì này mạnh mẽ nhất là cuộc khởi nghĩa nào ? 
. GV cần giới thiệu thêm cho HS về cuộc khởi nghĩa Trần Cảo 
- Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân thời kì này ? 
+ Kết quả, ý nghĩa ?
- Vì sao các cuộc k/n trước sau điều bị thất bại ?
- HS đọc SGK 
- HS : Sự áp bức của bọn quan lại địa phương làm đời sống nhân dân khổ cực 
- HS đọc SGk 
- HS quan sát và trình bày 
Thời gian
Tên Cuộc k/n
Địa Bàn k/n
- 1511
- 1512
- 1515
- 1516
- HS: Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo 
- HS lắng nghe 
- HS: Diễn ra mạnh mẽ những còn lẻ tẻ 
- HS trình bày 
- Phong trào này diển ra không đồng lọt, lẻ tẻ
2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI 
a. Nguyên nhân 
- Sự áp bức nặng nề => Đời sống nhân dân khổ cực
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt 
b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra tiêu biểu là khởi nghĩa Trần Cảo (1516) ở Đông Triều (QN) 
c. Kết quả - Ý nghĩa 
- Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà lê đang mục nát 
4. Củng cố 
- Yêu cầu HS làm BT và trả lời câu hỏi cuối bài 
5. Dặn dò về nhà 
- Học bài cũ 
- Làm bài tập 
- Chuẩn bị bài mới 
 IV, RÚT KINH NGHIỆM :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 25 Tiết ppct 49 Ngày soạn : 16/ 02/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...21/ 02/ 11
BÀI 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
 (THẾ KỶ XVI – XVIII) (tt)
II, CUỘC CHIẾN TRANH NAM- BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN 
I, MỤC TIÊU 
- KT: Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chiến tranh và hậu quả của nó với sự phát triển của đất nước 
- TT: Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ 
- KN: Tập xác đạnh vị trí, địa danh và trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử trên bản đồ treo tường 
II. PHƯƠNG TIỆN
GV : SGK, Bản đồ Việt Nam 
+ Sử dụng phương pháp: thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề
HS : SGK, VBT, Vở ghi 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ
- Trình bày và nhận xét về triều đình nhà lê đầu thế kỉ XVI ? 
- Trình bày Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI ? 
3. Bài mới 
- Đặt vấn đề:
HOẠT ĐỘNG 1 : CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiến thức cần đạt
- Sự suy yếu của nhà Lê thể hiện như thế nào ? 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày 4 vấn đề : 
+ Hoàn cảnh : 
. GV yêu cầu HS trình bày sự ra đời của nhà Mạc 
. GV giới thiệu thêm cho HS về Mạc Đăng Dung 
. GV yêu cầu HS quan sát H50 trong SGK 
- Vì sao hình thành Nam Triều ? 
. GV treo bản đồ Việt Nam và chỉ cho HS vị trí lãnh thổ của Nam triều và Bắc triều 
- Nguyên nhân gì dẫn đến cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều ? 
+ Diễn biến : 
. GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt cuộc chiến tranh sau đó GV tường thuật chi tiết 
+ Kết quả : 
. GV yêu cầu HS nêu hậu quả của chiến trah đối với nhân dân ? 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn in nhỏ trong SGK 
- Em có nhận xét gì về tính chất cuộc chiến tranh 
- HS: Nội bộ lục đục, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau 
- HS trình bày 
- HS lắng nghe
- HS quan sát 
- HS trình bày 
- HS quan sát 
- HS: Nhà Lê và nhà Mạc mâu thuẫn với nhau 
- HS trình bày
- HS: Nhiều người bị bắt đi lính, đi phu. Mùa màng bị tàn phá, bệnh dịch tràn lan 
- HS đọc SGK 
- HS: Là cuộc chiến tranh phi nghĩa 
1. Chiến tranh Nam - Bắc triều 
a. Hoàn cảnh 
- Năm 1527 Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc (Bắc triều) 
- Năm 1553 Nguyễn Kim vào Thanh Hoá lập 1 người con của vua Lê lên làm vua => Nam triều 
b. Diễn biến 
- Cuộc chiến tranh kéo dài trên 50 năm từ Thanh - Nghệ Tĩnh ra Bắc 
c. Kết quả 
- Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc rút lên Cao Bằng 
d. Tính chất 
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa 
HOẠT ĐỘNG 2 : CHIẾN TRANH TRỊNH NGUYỄN VÀ SỰ CHIA CẮT ĐẰNG TRONG - ĐẰNG NGOÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiến thức cần đạt
- GV yêu cầu HS trình bày sự thay đổi tình hình nước ta sau cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều 
- GV tường thuật sơ lược về cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn 
- Tai sao đất nước lại chia cắt thành đàng trong – Đàng ngoài ? Đàng trong – Đàng ngoài do ai cai quản ? 
- GV dùng bản đồ Việt Nam chỉ vị trí danh giới Đàng trong – Đàng ngoài 
- GV yêu cầu HS quan sát H50 và nhận xét 
- Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì ? 
- GV yêu cầu HS nêu tính chất cuộc chiến tranh 
- Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thế kỉ XVIII? 
- HS: 1545 Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm nắm mọi quyền hành và thủ tiêu phe cánh của Nguyễn Kim. Con thứ của Nguyễn Kim lo sợ xin vào trấn thủ ở Thuận Quảng 
- HS lắng nghe 
- HS: Do nhiều lần đánh nhau mà cục diện không thay đổi nên lấy sông Gianh phân chia đất nước 
+ Đàng trong do chúa Nguyễn cai quản 
+ Đàng ngoài do chúa Trịnh cai quản và biến vua lê thành bù nhìn 
- HS quan sát 
- HS quan sát và nhận xét 
-HS: Từ Ngệ An đến Quảng Bình là chiến trường. Sự chia cắt đất nước gây trở ngại cho sự phát triển KT, VH 
- HS: Phi nghĩa 
- HS: Đất nước không ổn định, chính quyền luôn thay đổi, đời sống nhân dân cực khổ 
2. Chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt đàng trong – đàng ngoài 
- Đầu thế kỉ XVII chiến tranh Trịnh Nguyễn bùng nổ 
- Từ 1627 – 1672 Trịnh , Nguyễn 7 lần đánh nhau
- Đất nước chia cắt thành Đàng trong – đàng ngoài 
=> Cuộc chiến tranh gây chia cắt đất nước, gây tổn hại cho dân tộc 
4. Củng cố 
- GV yêu cầu HS làm BT và trả lời câu hỏi cuối bài 
5. Dặn dò 
- Học bài cũ 
- Làm bài tập 
- Chuẩn bị bài mới 
IV, RÚT KINH NGHIỆM:.............................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_22_su_suy_yeu_cua_nha_nuoc_phong_k.doc
Bài giảng liên quan