Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22+23+24 - Nguyễn Văn Liêm

II. VĂN HÓA

 I. Mục Tiêu

 - Kiến thức:

 + Thấy được sự khác nahu về kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong – Đàng Ngoài. Nguyên nhân dẫn đến sự khác đó.

 +Tình hình TCN và thương nghiệp ở các thế kỉ này( khả năng khách quan và trở ngại do đất nước chia cắt)

 +Nắm được những nét chính về tình hình văn hóa( tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc Ngữ, văn học, nghệ thuật) bấy giờ.

 - Kỹ năng

 + Biết xác định địa danh trên bản đồ VN, các làng thủ công nổi tiếng.

 + Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hóa quê hương.

 - Thái độ

 + Nhận thức rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, thợ thủ công VN thời bấy giờ.

 + Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.

 II. Phương tiện

- HS: Sgk; tư liệu về các tôn giáo.

- GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.

 + Phương tiện: sách hướng dẫn kênh hình sgk; tư liệu; máy chiếu.

 III. Tiến Trình lên lớp

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.

2.KTBC:

 Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài?

 Tại sao ở thế kỉ XVII, nước ta xuất hiện nhiều đô thị?

3.Bài mới

* ĐVĐ: mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta có nhiều điểm mới do việc giao lưu mua bán với người phương Tây? Vây có sự thay đổi ntn? Ta tìm hiểu bài học hôm nay

 

doc8 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22+23+24 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Sợ người phương tây xâm chiếm nước ta
2/ Sự Phát Triển Của Nghề Thủ Công Và Buôn Bán :
* Thủ Công Nghiệp:
- TCN phát triển, xuất hiện các làng nghề thủ công.
* Thương nghiệp
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.
- Hạn chế ngoại thương.
 4.Củng cố
Em có nhận xét gì về nông nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?
y/c xác định các làng nghề thủ công nổi tiếng và phủ Gia Định?
 5. Dặn dò
học bài
xem phần tiếp theo
Tìm hiểu nho giáo, đạo giáo, phật giáo.
Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ?
Văn học, nghệ thuật?
 IV.RKN: 
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 26 Tiết ppct 51 Ngày soạn : 20/ 02/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...29/ 02/ 11
BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII
II. VĂN HÓA
 I. Mục Tiêu
 - Kiến thức:
 + Thấy được sự khác nahu về kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong – Đàng Ngoài. Nguyên nhân dẫn đến sự khác đó.
 +Tình hình TCN và thương nghiệp ở các thế kỉ này( khả năng khách quan và trở ngại do đất nước chia cắt)
 +Nắm được những nét chính về tình hình văn hóa( tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc Ngữ, văn học, nghệ thuật) bấy giờ.
 - Kỹ năng
 + Biết xác định địa danh trên bản đồ VN, các làng thủ công nổi tiếng.
 + Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hóa quê hương.
 - Thái độ
 + Nhận thức rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, thợ thủ công VN thời bấy giờ.
 + Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
 II. Phương tiện
HS: Sgk; tư liệu về các tôn giáo.
GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở.
 + Phương tiện: sách hướng dẫn kênh hình sgk; tư liệu; máy chiếu.
 III. Tiến Trình lên lớp
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.
2.KTBC: 
Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài?
Tại sao ở thế kỉ XVII, nước ta xuất hiện nhiều đô thị?
3.Bài mới
* ĐVĐ: mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta có nhiều điểm mới do việc giao lưu mua bán với người phương Tây? Vây có sự thay đổi ntn? Ta tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động 1.TÔN GIÁO
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Em hãy kể tên 1 số tôn giáo có trên đất nước ta?
? Đến thế kỉ XVII, các tôn giáo này ntn?
? Vì sao lúc này nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
- Gọi hs đọc chữ nhỏ
? Ở thôn quê, có hình thức sinh hoạt tư tưởng ntn?
- Giới thiệu H53, bức tranh miêu tả cái gì?
? Hình thức sinh hoạt văn hóa đó có tác dụng gì?
- Gọi hs đọc bài ca dao
? Câu ca dao đó nói lên điều gì?
- Y/c hs đọc 1 vài câu ca dao có nội dung tương tự.
? Ngoài những tôn giáo trên, lúc này còn xuất hiện tôn giáo nào?
? Đạo này bắt nguồn từ đâu?
? Thái độ của chính quyền Trịnh – Nguyễn đối với đạo này ntn?
- Y/c hs liên hệ hiện nay
- Đạo giáo, nho giáo, phật giáo.
- Các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực vua Lê chỉ là bù nhìn
-Đọc
- Hội làng là hình thức sinh hoạt văn hóa lâu đời
- Quan sát và nêu:biểu diễn võ nghệ tại hội làng, hình thức phong phú: đấu kiếm, đua ngựa, bắn cungchứng tỏ dân ta lúc này chú ý đến võ thuật truyền thống sẳn sàn chiến đấu
- Thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương đất nước
- Đọc
- Lời dạy dân 1 nước phải yêu thương quí trọng lẫn nhau
- Đọc theo y/c
- Phát triển ở Châu Âu thời kì cổ Trung đại, trung tâm là giáo hội La Mã
- Không hợp cách cai trị nên tìm mọi cách ngăn cấm
- Liên hệ theo y/c
1/ Tôn Giáo
- Nho giáo vẫn duy trì, phổ biến.
- Đạo giáo, phật giáo được phục hồi.
- Cuối thế kỉ XVI xuất hiện thêm đạo Thiên chúa giáo.
Hoạt động 2.SỰ RA ĐỜI CHỮ QUỐC NGỮ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? cChữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Mục đích?
- Gv nhấn mạnh vai trò của Alếcxang đơ rớt
? Vì sao trong thời gian dài chữ Quốc ngữ không được sử dụng?
? Theo em chử Quốc ngữ đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hóa VN?
- Truyền đạo
- GCPK không sử dụng do bảo thủ, lạc hậu
- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi hoàn thiện nên chữ viết thuận lợi, khoa học ngày nay chúng ta sử dụng.
2/ Sự Ra Đời chữ quốc Ngữ
- TK XVII, 1 số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng việt.
Hoạt động 3.VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Giảng: văn học thời này có 2 bộ phận: bác học và dân gian.
? Em hãy nêu những thành tựu văn học nổi bật?
? Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa ntn đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc?
? Các tác phẩm văn học phản ánh nội dung gì?
? Ở TK XVI – XVII nước ta có những nhà văn thơ nào nổi tiếng?
? Họ có vai trò gì đối với văn học dân tộc?
? Em nhận xét gì về văn học dân gian thời kì này?
? Nghệ thuật dân gian có mấy loại hình?
? Em hãy nêu những thành tựu về điêu khắc? 
- Giới thiệu H54
? Nghệ thuật sân khấu có gì nổi bật?
? Nội dung của nghệ thuật này?
- Nghe
- Khẳng định người Việt có tiếng nói riêng của mình, thể hiện ý chí tự lập, tự cường của nhân dân ta
- Ca ngợi hạnh phúc con người và sự bất công trong xã hội
- Thơ văn mang tính triết lý sâu xa, có tài và lòng yêu nước
- Điêu khắc và sân khấu
- Quan sát và nêu:tượng tạc vào 1656 vẫn còn nguyên vẹn tại chùa Bút Tháp; cao 3,7m với 11 đầu, 1000 tay và mắt làm bằng gỗ, nhưng toát lên nét đẹp tự nhiên
- Phản ánh lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan; lên án kẻ gian nịnh
3/ Văn Học Và Nghệ Thuật Dân Gian:
a. văn học
- Văn học chữ Nôm phát triển.
+ Tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đào Duy Từ 
+ Nội dung ca ngợi hạnh phúc con người và sự bất công trong xã hội.
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
b. Nghệ thuật dân gian
- Điêu khắc gỗ chạm trổ đơn giản, dứt khoát.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển đặt biệt là chèo tuồng.
4.Củng cố
Em nhận xét gì về tình hình tôn giáo nước ta TK XVI – XVII? Liên hệ hiện nay?
Nêu những thành tựu văn học, nghệ thuật ?
Chữ Quốc ngữ ra đời ntn?
5.Dặn dò
Học bài
Xem bài 24
Tình hình chính trị của Đàng ngoài ntn? 
Nguyên nhân của những cuộc khởi nghĩa nông dân? Diễn biến và kết quả?
 IV.RKN:
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 26 Tiết ppct 52 Ngày soạn : 20/ 02/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :..01/ 03/ 11
Bài 24.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII 
 I. Mục Tiêu
 1. Kiến thức: 
 - Sự suy tàn mục nát của chế độ pk Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đời sống nhân dân đói kém, khổ cực, lưu vong.
 - Phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại nhà nước phong kiến tiêu biểu là khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
 2. Kỹ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.
 3. Thái độ:
 - Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
 II. Phương tiện
- HS: SGK, tư liệu về Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất
- GV: + Sử dụng phương pháp: trực quan, gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình.
 + Phương tiện: sách hướng dẫn sử dụng kênh hình, máy chiếu
 III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
KTBC:lồng vào bài mới
Bài mới
* ĐVĐ: ở những tiết trước chúng ta đã thấy dưới sự cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm không chăm lo sự phát triển. Tình trạng này kéo dài ắt sẽ dẫn đến sự điêu đứng trong nhân dân nên họ đã nổi dậy đấu tranh lật đổ chính quyền ntn? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Em nhận xét gì về tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài TK XVIII?
- Gọi hs đọc chữ nhỏ
* Nhấn mạnh: từ vua, chúa, quan lại cho đến hoạn quan đều ra sức ăn chơi bóc lột nhân dân
? Chính quyền phong kiến mục nát gây ra hậu quả gì?
? Ngoài ra nhân dân còn chịu sự bất công ntn?
? TCN và thương nghiệp lúc này ra sau?
? Đời sống nhân dân lúc này ntn?
? Em hãy chứng minh đời sống nhân dân cực khổ?
- Nhấn mạnh:đây là nét đen tối trong bức tranh lịch sử nửa sau thế kỉ XVIII
? Trước cuộc sống như vậy họ có thái độ ntn? Ta sang phần 2
- Suy sụp, vua Lê chỉ là bóng mờ trong cung cấm
- Đọc
- Đê điều vỡ liên tục, mất mùa lụt lội
- Đánh thuế nặng, họ không nộp đủ thuế mà phải bần cùng bỏ cả nghề; vì thuế vải lụa mà bỏ cả khung cửi
- Hàng vạn nd chết đói đặc biệt là 1740-1741 người chết đói ngổn ngang, nd bỏ làng phiêu tán khắp nơi
1/ Tình Hình Chính Trị :
- Chính quyền phong kiến mục nát đến cực độ.
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
- Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
- Đời sống nhân dân cực khổ thường xuyên xảy ra nạn lớn.
Hoạt động 2.NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giới thiệu lược đồ H55
? Em hãy nêu các cuộc khởi nghĩa nông dân TK XVIII
? Em nhận xét gì về địa bàn hoạt động?
? Trong tất cả các cuộc khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất?
- Y/c hs nêu vài nét về Nguyễn Hữu Cầu và cuộc khởi nghĩa của Ông?
- Gv kết hợp lược đồ
? Em hãy nêu 1 vài nét về Hoàng Công Chất và cuộc k/n của Ông?
? Việc nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì?
? Kết quả ?
? Nguyên nhân nào các cuộc khởi nghĩa thất bại?
? Tuy các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng nó có ý nghĩa gì?
- Quan sát
- Nêu và xác định trên lược đồ
- Nguyễn Hữu Cầu còn gọi là quận He
- Đánh dấu bước chuyển mới của phong trào đoàn kết giữa nông dân miền xuôi và núi.
- Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết thành 1 phong trào rộng lớn
2/ Những Cuộc Khởi Nghĩa Lớn :
- Địa bàn hoạt động rộng
- Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất
+ K/n xuất phát từ Đồ Sơn di chuyển lên Kinh Bắc uy hiếp thành Thăng Long rồi xuống SN, TH, Nghệ An.
+Khởi nghĩa Hoàng Công Chất: sau 1 thời gian hoạt động ở đồng bằng sau đó chuyển lên Tây Bắc
- Kết quả: thất bại.
- Ý nghĩa: chính quyền họ Trịnh lung lay.
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
Củng cố
Vì sao thế kỉ XVIII lại diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân?
y/c hs xác định và nêu tên các cuộc khởi nghĩa nông dân?
Những cuộc khởi nghĩa này có tác dụng gì đến xã hội lúc bấy giờ?
Dặn dò
Học bài
Xem bài tiếp theo 25-I
IV./RKN:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_222324_nguyen_van_liem.doc
Bài giảng liên quan