Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - Nguyễn Văn Liêm

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - thấy được việc làm của Quang Trung về chính trị, kinh tế, văn hóa góp phần tích cực ổn định trật tự xã hội, bảo vệ Tổ Quốc.

 2. Kỹ năng: rèn cho hs năng lực đánh giá các nhân vật lịch sử.

 3. Thái độ: biết ơn các anh hùng áo vải Quang Trung.

 II. Phương tiện

- HS: Sgk, sưu tầm chữ Nôm thời Quang Trung.

- GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, trực quan.

 + Phương tiện: tư liệu, chữ Nôm thời Quang Trung; máy chiếu.

 III. Tiến Trình lên lớp

1.Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số(1p)

2.KTBC: (4p)

 Trình bày chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của Quang Trung?

 Vì sao Quang Trung đại phá được quân Thanh?

3.Bài mới

* ĐVĐ: tên tuổi và công lao của anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ không chí gắn với những chiến công lừng lẫy về quân sự mà còn rất tài ba trong việc xây dựng đất nước? vậy ông xây dựng như thế nào? Ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.(1p)

 

doc7 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Quang Trung đã làm gì?
- Giảng: quang Trung đã viết lời hịch kêu gọi nd Quảng Ngãi, Quy Nhơn đồng lòng hiệp sức tiêu diệt Nguyễn Ánh.
? Kế hoạch đánh vào Gia Định có thực hiện được hay không, vì sao?
- GV cho hs quan sát H60 và đọc 2 câu của công chúa Ngọc Hân
- Giảng: Quang Trung mất, Quang Toản kế vị bất lực không đập tan được âm mưu của Nguyễn Ánh.
- Đọc
- Thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy 1 suất lính, quân đội có đầy đủ các binh chủng
- mềm mỏng nhưng kiên quyết bảio vệ đất nước
- Dẹp bọn Lê Duy chỉ và Nguyễn Ánh ở Gia Định.
- Lắng nghe.
- Không thực hiện được vì Quang Trung qua đời.
- Đ ây là 1 tổn thất lớn cho dân tộc cả nước
Quan sát và đọc: đây là bức tượng đài ghi nhớ công lao của anh hùng áo vải Quang Trung được khởi công xây dựng vào 1988 và khánh thành tượng đài vào 1990 nhân lễ kỉ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, phía sau có 2 bức phù điêu ghi chiến công của Quang Trung.
2.CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG, NGOẠI GIAO
a. Âm mưu của kẻ thù
- Phía bắc: lê Duy Chỉ lén lút hoạt động.
- Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp.
b. Chủ trương của Quang Trung
- Quân sự: củng cố quân đội mạnh, thi hành chế độ quân dịch.
- Ngoại giao: đường lối ngoại giao khéo léo, mềm mỏng.
-Tiêu diệt nội phản.
- 16.09.1792, Quang Trung qua đời.
4.Củng cố(4p)
Quang trung đã có những chính sách gì để phát triển kinh tế, văn hóa?
Em hãy tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của Quang Trung?
Em hãy nêu cảm nghỉ của mình về Quang Trung?
5.Dặn dò(2p)
Học bài
Xem lại các bài chương V tiết sau làm bài tập lịch sử.
 IV.RKN: 
.
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 29 Tiết ppct 58 Ngày soạn : 12/ 03/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :..21/ 03/ 11
ÔN TẬP
 I. Mục Tiêu
 - Giúp hs củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học.
 - Rèn cho hs kỹ năng phân tích, so sánh.
 - Giúp hs hứng thú và có cách học tốt hơn đối với môn lịch sử.
 II. Phương tiện
 - HS: Sgk, vở bài soạn.
 - GV: + Sử dụng phương pháp: gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, trực quan.
 + Phương tiện: sgk, vỡ bài tập lịch sử, máy chiếu (nếu có )
 III. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số(1p)
 2. KTBC: lồng vào bài mới.
 3. Bài mới
 * ĐVĐ: Để giúp các em củng cố lại kiến thức đã học cũng như vận dụng kiến thức tốt vào làm tốt bài kiểm tra. Cần khắc sâu kiến thức đã học qua các chương và nắm bài 1 cách tốt hơn, hôm nay ta tiến hành tiết ôn tập.(1p)
Hoạt động 1.HỌC SINH LÀM VIỆC CÁ NHÂN(11p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( 1418 – 1427)?
- Người có công đóng góp quan trọng trong phong trào Lam Sơn?Tác phẩm nổi tiếng của Ông?
- Khởi nghĩa lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì?
? Em hãy nêu tên bộ luật nổi tiếng của thời Lê sơ? Điểm tiến bộ của bộ luật này so với các bộ luật khác?
? Em có nhận xét gì về tình hình nhà Lê ở thế kỉ XVI?
? Chính tình hình nhà nước như thế cho nên cuộc sống của người dân ntn? Và hậu quả tất yếu của việc làm đó?
? Ở thế kỉ XVI có cuộc khởi nghĩa nông dân nào là tiêu biểu nhất?
? Vì sao đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn?
- Lê Lợi.
- Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo.
- Kết thúc 20 năm đô hộ của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển cho đất nước.
- Luật Hồng Đức. điểm tiến bộ là: chú ý đến quyền lợi của phụ nữ.
- Không còn như trước nửa bắt đầu suy thoái, vua quan ăn chơi sa đọa
- Đời sống nhân dân rất là cực khổ, họ sẽ đứng lên đấu tranh.
- K/n của Trần Cảo ở Đông Triều( Bắc Ninh) vào 1516.
- K/n đã từng đánh vào Thăng Long làm cho vua Lê phải chạy trốn
- Sự ủng hộ và ý chí quyết tâm của nhân dân; sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy.
- Học sinh thấy được sự khác nhau giữa thời kì đầu và sau của triều đại nhà Lê.
- Sự ủng hộ của nhân dân là sức mạnh làm nên chiến thắng.
Hoạt động 2.HỌC SINH LÀM VIỆC NHÓM, THỰC HÀNH.(25p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII?
- Nhận xét, kết luận.
- Giới thiệu lược đồ VN
? Y/c hs chỉ trên lược đồ các đô thị lớn và các phường thủ công nổi tiếng.
? Nơi nào là ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài?
? Yêu cầu hs trình bày tóm tắt chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh – Nguyễn?
? Quang Trung đã xây dựng đất nước như thế nào?
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu 5 phút
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả có bổ sung.
- Vừa nhận xét vừa ghi bài
- Quan sát và xác định trên lược đồ.
- Xác định trên lược đồ vị trí của Sông Gianh.
- Hs trình bày theo yêu cầu
- Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc; thực hiện chính sách ngoại giao và quốc phòng.
Kinh tế
Văn hóa
NN
Công thương nghiệp
Tôn giáo
Chữ viết
Văn học
- Đàng Ngoài: trì trệ, kém phát triển.
- Đàng Trong: phát triển
-TCN: xuất hiện các làng phường thủ công nổi tiếng.
- Thương nghiệp: chợ, phố xá đô thị ngày càng nhiều.
- nho giáo; đạo giáo; phật giáo và thiên chúa giáo.
- chữ Quốc ngữ ra đời ở thế kỉ XVII tiện lợi, khoa học nhưng còn rất hạng hẹp.
- văn học chữ Nôm rất phát triển, nổi bật là Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đào Duy Từ.
-văn học dân gian cũng phát triển.
- nghệ thuật điêu khắc và sân khấu chèo tuồng phát triển.
- Hs nắm được cuộc đấu tranh gay gắt của 2 Đàng và hậu quả của nó.
- Công lao to lớn của Quang Trung đã đánh tan các thế lực quân xâm lược và các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước.
 4. Củng cố(4p)
- GV nhấn mạnh và hệ thống lại các kiển thức mà các em đã học.
- Nhận xét sự chuẩn bị của hs, ghi điểm những hd tích cực và làm đúng.
 5. Dặn dò(3p)
- Các em về nhà học lại các bài tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV.RKN: 
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 30 Tiết ppct 59 Ngày soạn : 21/ 03/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :..26/ 03/ 11
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
 I. Mục tiêu
 - Giúp hs nắm vững và ôn lại những kiến thức mà mình đã học.
 - Rèn cho hs kỹ năng tư duy, vận dụng kiến thức đã học dưới mọi hình thức.
 - Giúp các em có thái độ đúng với môn học và có cách học tốt hơn.
 II. Phương tiện
HS: Sgk
GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, trực quan, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 + Phương tiện: máy chiếu, lược đồ chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
 III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp: kiểm tra sì số(1p)
2.KTBC: (4p)
- Quang Trung đã thực hiện những chính sách gì để phát triển kinh tế và văn hóa?
- Em hãy nêu công lao của anh hùng áo vải Quang Trung?
3.Bài mới
* ĐVĐ: chúng ta đã được học và tìm hiểu thời kì dài bị chia cắt đất nước và với sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung – Nguyễn Huệ đất nước lại được thống nhất. vậy để ôn lại những nội dung chính đã học và vận dụng nhiều hình thức khác nhau chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học hôm nay- tiết Bài tập lịch sử.(1p)
Hoạt động 1. HỌC SINH LÀM VIỆC CẢ NHÂN.(14p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Gv đưa ra hệ thống câu hỏi trên máy chiếu
1. Em có nhận xét gì về tình hình nhà Lê thế kỉ XVI?
2. chính vì lẽ đó cho nên cuộc sống của người dân ntn?
 3.Giới thiệu lược đồ H48 sgk
 - Em hãy đánh số thứ tự các cuộc khởi nghĩa nông dân TK XVI lần lượt nổ ra?
? Trong tất cả các cuộc khởi nghĩa trên cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất?vì sao?
4. Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ với sự xuất hiện đạo thiên chúa ở nước ta có mối quan hệ ntn?
5. “Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
- Qua 2 câu ca dao, em cho biết sản phẩm nổi tiếng thế kỉ XVII?
5. Y/c hs quan sát H52
- Em nhận xét gì về tình hình thương nghiệp nước ta?
- Y/c hs xác định một số vùng mua bán nổi tiếng của ta vào thế kỉ XVII
Hs quan sát và làm trên bảng 
- Vua Lê chỉ biết ăn chơi sa đọa, nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực lẫn nhau
- Cuộc sống của người dân rất là cực khổ họ sẽ đứng lên đấu tranh
- Quan sát
+ Trần Tuân; Lê Hy; Phùng Chương; Trần Cảo.
- K/n Trần Cảo là tiêu biểu nhất vì đã có lần đánh chiếm được kinh thành Thăng Long
- Có quan hệ mật thiết vì chữ quốc ngữ là phương tiện để truyền đạo.
- Gốm Bát Tràng, đường mía Quảng Nam, dệt La Khê, rèn sắt Nho Lâm
- Quan sát
- Hoạt động sôi nổi tấp nập và buôn bán sầm uất
- Xác định trên lược đồ.
- Hs thấy được sự mục nát của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.
- Hs thấy được kinh tế của nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII
Hoạt động 2.HỌC SINH LÀM VIỆC NHÓM, THỰC HÀNH.(20p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- GV chia nhóm hoạt động
+ N1+2: So sánh nông nghiệp của Đàng Trong và Đàng Ngoài?
+ N3+4: Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía và nông dân Tây Sơn có điểm gì giống và khác nhau?
- Giới thiệu lược đồ chiến tranh Nam Bắc triều
- Cho hs quan sát H55 và nêu tên các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài?
? Y/c hs lập bảng thống kê các mốc lịch sử lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn từ 1771 – 1789?
- Gv theo dõi và bổ sung.
- Hs làm việc theo y/c
- Đàng Ngoài: suy yếu, không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp
- Đàng Trong: phát triển nhất là khu vực đồng bằng sông cửu long.
- Giống nhau về chủ Trương: “ lấy của người giàu chia cho người nghèo”
- Khác nhau: cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn giành được thắng lợi, thống nhất được đất nước
- Quan sát và trình bày cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn.
- Dựa vào lược đồ nêu tên các cuộc khởi nghĩa.
- Lập bảng theo yêu cầu.
Thời gian
Sự kiện chính
- Hs thấy được điểm giống và khác nhau của chính quyền phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Thời gian
Sự kiện chính
1771
Lập căn cứ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo.
1773
Hạ phủ thành Quy Nhơn.
1774
Kiểm soát vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
1777
Bắt giết chúa Nguyễn.
1785
Chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút
1786
Hạ thành Phú xuân.
1788
Lên ngôi hoàng đế
1789
Đánh tan quân xâm lược Thanh.
4.củng cố(3p)
nhấn mạnh các nội dung mà các em cần nắm qua chương V.
nhận xét sự chuẩn bị của các em và ghi điểm những học sinh có chuẩn bị và tích cực.
5.Dặn dò(2p)
các em về nhà xem lại nội dung chính ở các bài từ bài 20 cho đến bài 26 để tiết sau ôn tập.
 IV.RKN: 
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_26_quang_trung_xay_dung_dat_nuoc_n.doc
Bài giảng liên quan