Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 27+28 - Nguyễn Văn Liêm

I. Mục tiêu

 1.Kiến thức:

- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây; các ngành kinh tế nhà Nguyễn còn nhiều hạn chế.

 2. Kỹ năng: phân tích các nguyên nhân hiện trạng chính trị, kinh tế thời nguyễn; sử dụng lược đồ.

 3. Thái độ: chính sách cai trị của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.

II. Phương tiện

 - HS: Sgk; tư liệu về thời nhà Nguyễn.

 - GV: + phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; trực quan.

 + Phương tiện: máy chiếu; tư liệu thời Nguyễn; sách hướng dẫn kênh hình.

III. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.(1p)

 2. KTBC: lồng vào bài mới.

 3. Bài Mới

 * ĐVĐ: Vua Quang Trung mất là sự tổn thất lớn cho cả nước. Quang Toản lên ngôi đã không đủ năng lực để đập tan âm mưu của Nguyễn Ánh – Triều đại phong kiến Tây Sơn sụp đổ, chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập như thế nào? Ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay(1p)

 

doc9 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 27+28 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nước trong khu vực hạn chế mua bán với người Phương Tây.
 4.Củng cố(4p)
y/c hs xác định các tỉnh trên lược đồ.
Nhà Nguyễn thiết lập chế độ phong kiến tập quyền ntn?
Em hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn.
 5. Dặn dò(2p)
Học bài
Xem phần còn lại
- đọc bài.
- các cuộc nổi dậy tiêu biểu? nguyên nhân?
- sưu tầm tư liệu về những người lãnh đạo. IV.RKN:
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 31 Tiết ppct 62 Ngày soạn : 30/ 03/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :..4/ 04/ 11
Bài 27.CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức: 
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây; các ngành kinh tế nhà Nguyễn còn nhiều hạn chế.
 2. Kỹ năng: phân tích các nguyên nhân hiện trạng chính trị, kinh tế thời nguyễn; sử dụng lược đồ.
 3. Thái độ: chính sách cai trị của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
 II. phương tiện
 - HS: Sgk; tư liệu những người lãnh đạo khởi nghĩa.
 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận.
 + Phương tiện: máy chiếu; sách hướng dẫn kênh hình; tư liệu.
 III. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
 2.KTBC(4p)
Nhà Nguyễn được thành lập ntn?
Kinh tế dưới triều Nguyễn phát triển ra sao?
 3.Bài Mới
 * ĐVĐ: Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thật sự đến đời sống nhân dân. Nhà Nguyễn xóa bỏ những chính sách tiến bộ ban hành những chính sách mới nhưng những chính sách bảo thủ đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay.(1p)
Hoạt động1.ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN.(11p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động1:
? Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn đời sống nhân dân như thế nào?
? Vì sao đời sống nhân dân gặp hoàn cảnh này?
- GV nhấn mạnh: năm 1842, bảo to ở Nghệ An làm đổ 4 vạn nóc nhà, trên 5000 người chết
- Gọi hs đọc đoạn trích sgk
? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến nhà Nguyễn?
? Thái độ của nhân dân với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn?
Vậy họ đấu tranh như thế nào?ta sang phần 2
- Địa chủ hào lí cướp ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô dịch nặng nề.
- Nghe và theo dõi.
- Đọc.
- Quan lại từ TW đến địa phương ra sức đục khoét bóc lột nhân dân
-Họ căm ghét nên đã nổi dậy đấu tranh.
1.ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN:
- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
- Nạn dịch bệnh đói hoành hành.
Hoạt động 2.CÁC CUỘC NỔI DẬY.(23p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt.
* Hoạt động 2
- Giới thiệu H65
? Em có nhận xét gì về địa bàn các cuộc đấu tranh?
? Em hãy nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
- Vậy chúng ta tìm hiểu từng cuộc khởi nghĩa
? Em biết gì về Phan Bá Vành?
? Nguyên nhân nào Ông khởi nghĩa?
? Căn cứ của cuộc khởi nghĩa?
? Nghĩa quân đã tấn công như thế nào?
? Thái độ của triều đình ra sao? kết quả?
? Nông Văn Vân là ai? Vì sao Ông khởi nghĩa?
- Cho hs đọc bài hịch tố cáo vua Nguyễn
? Dựa vào lược đồ nêu tóm tăt diễn biến cuộc khởi nghĩa?
? Em có nhận xét gì về cuộc k/n này?
? Em biết gì về Lê Văn Khôi?
Giải thích: thổ hào là người có thế lực ở địa phương thời phong kiến.
- Gv tường thuật cuộc khởi nghĩa
? Em biết gì về Cao Bá Quát?
? Em hãy nêu tóm tẳt cuộc khởi nghĩa?
? Các cuộc khởi nghĩa trên có điểm gì giống và khác nhau?
? Vì sao tất cả các cuôc khởi nghĩa đều thất bại?
? Các cuộc khởi nghĩa trên chứng tỏ điều gì?
? Hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ ntn?
- Quan sát
- Quy mô rộng khắp cả nước
- Phan Bá Vành; Nông Văn Vân
- Người làng Minh Giám, xuất thân nghèo khổ
- Bất bình giai cấp địa chủ
- Tấn công bao vây
- Là tù trưởng dân tộc Tày, không chịu sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn
- Đọc
- Lan khắp miền núi 
- Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu của dân tộc tiểu số.
- Là thổ hào ở Cao Bằng
- Nghe.
- Quan sát và trình bày lại.
- Người huyện Gia Lâm là nhà nho nghèo, 1 nhà thơ lổi lạc
Thảo luận nhóm 3 phút
- Giống: chống chính quyền phong kiến và kết quả thất bại.
- Khác: 
+ Tính chất 
+ Địa bàn:
- Phong trào tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rất phân tán, thiếu sự liên kết lực lượng.
- Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng.
- Mâu thuẩn giai cấp trở nên sâu sắc; chính quyền nhanh chóng sụy đổ.
2.CÁC CUỘC NỔI DẬY:
a. K/N Phan Bá Vành (1821-1827)
- Căn cứ: Trà Lũ( Nam Định)
- Nghĩa quân tấn công hàng chục lần.
- 1827, quân triều đình bao vây, khởi nghĩa bị thất bại.
b. K/N Nông Văn Vân (1833-1835)
- Địa bàn hoạt động : miền núi Việt Bắc.
- 1835 khởi nghĩa bị dập tắt.
c. K/N Lê Văn Khôi (1833-1835)
- 6.1833 chiếm Phiên An, xưng Bình Nam đại nguyên soái đến 1834 ông qua đời, con trai len thay và cuộc khởi nghĩa bị đàn áp vào 1835.
d. K/N Cao Bá Quát (1833-1856)
- Ông tập hợp k/n nhưng kế hoạch bị lộ đến 1855 Cao Bá Quát hi sinh, 1856 k/n bị dập tắt.
 4. Củng cố(4p)
Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn ntn?
Em hãy tóm tắt những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn đầu thế kỉ XIX?
 5. Dặn dò(2p)
Học bài
Xem bài tiếp theo
 - văn học và nghệ thuật có những thành tựu gì?sưu tầm tranh ảnh.
IV.RKN....
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 32 Tiết ppct 63 Ngày soạn : 05/ 04/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :..13/ 04/ 11
Bài 28.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC 
CUỐI THẾ KỈ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX(2T)
I.VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT.
I.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: giúp hs nắm:
 - Nhận rõ sự phát triển rực rỡ của văn học nghệ thuật nhất là văn học dân gian – với nhũng tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu; bước phát triển trong lĩnh vực giáo dục, khoa học kĩ thuật.
 2. Kỹ năng: phân tích đánh giá những giá trị, những thành tựu khoa học kỹ thuật.
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh bất công, tội ác trong xã hội phong kiến.
 3. Thái độ: bồi dưỡng lòng tự hào về văn học VN đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kì này tự hào về di sản văn hóa và những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực sử học, địa lý, y học của nhân dân ta nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - HS: Sưu tầm ca dao tục ngữ, sgk.
 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề;
 + Phương tiện: sgk; tranh ảnh; máy chiếu
 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1.Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
 2. KTBC
Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong thế kỉ XIX?(3p)
 3. Bài mới
 * ĐVĐ: Mặc dù các cuộc khởi nghĩa bùng nổ liên tục vì những chính sách phản động lỗi thời của Nhà Nguyễn nhưng văn học và nghệ thuật phát triển mạnh mẽ. vậy đạt được thành tựu ntn? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.(1p)
Hoạt động 1.VĂN HỌC.(17p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1
? Em có nhận xét gì về văn học dân gian cuối thế kỉ XVIII?
? Gồm có những thể loại nào?
?Em hãy kể 1 vài tác phẩm mà em biết?
? Trong văn học chữ Nôm thời kì này có tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu?
? Em hãy đọc 1 vài câu thơ tiêu biểu trong Truyện Kiều?
- Giảng: Nguyễn Du là 1 trong những người được đánh giá là danh nhân văn hóa TG.
? Bên cạnh đó còn có những tác giả tác phẩm nào tiêu biểu?
? Trong số nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng em thấy có điểm gì mới so với thế kỉ trước?
? Hiện tượng này nói lên điều gì?
? Em hãy đọc 1 vài câu thơ của tác giả nữ?
? Văn học thời kì này phản ánh nội dung gì?
? Tại sao văn học thời kì này phát triển rực rỡ đến như vậy?
Mặc dù XHPK đang suy yếu nhưng những thành tựu văn học vẫn phát triển, vậy còn nghệ thuật đạt được thành tựu gì? Ta sang phần 2
- Càng phát triển rực rỡ.
- Trạng Quỳnh, vè chàng Lía
- Văn học chữ Nôm
“ Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”
- Bà Huyện Thanh Quan; Cao Bá Quát
- Sự xuất hiện hàng loạt nhà thơ nữ nổi tiếng
- Phụ nữ đã đấu tranh đòi quyền sống cơ bản
- Đọc theo yêu cầu.
- Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của XHPK là giai đoạn bảo táp của CM.
1.VĂN HỌC :
- Văn học dân gian gồm nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao.
- Văn học chữ Nôm phát triển cao đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
+ Hồ Xuân Hương là nhà thơ nôm châm biếm nổi tiếng.
 Phản ánh sự bất công của cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân. 
Hoạt động 2.NGHỆ THUẬT(18p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt.
* Hoạt động 2
? Em có nhận xét gì về văn nghệ dân gian? Có những thể loại nào?
? Ở quê em có làng điệu hát dân gian nào?
- Y/c hs thể hiện 1 bài lí hay câu hò.
- Giới thiệu H66 và y/c nêu nội dung
BS: đây là 1 trong những bức tranh nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ, hai chú bé đang chăn trâu thả diều, thổi sáo rất lạc quan yêu đời; thể hiện nét đẹp trong đời sống sản xuất.
? Qua hình trên em nhận xét gì về tranh dân gian?
- Cho hs quan sát hình sgk
? Em hãy nêu 1 số thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kiến trúc?
- Cho hs đọc đoạn chữ nhỏ sgk
- GV cho hs quan sát thêm 1 số hình ảnh về cung điện Huế.
? Em nhận xét gì về kiến trúc?
- GV đọc cho hs nghe 1 đoạn trong bài “ các vị la hán chùa Tây Phương”
? Em nhận xét gì về nghệ thuật đúc đồng trong giai đoạn này?
? Em hãy kể 1 số công trình kiến trúc mà em biết?
- Phát triển phong phú
- Hò, hát lí
-HS làm theo yêu cầu.
- Quan sát và nêu:chăn trâu, thổi sáo
- Mang đậm tính dân tộc.
- Quan sát
- Chùa Tây Phương: là công trình kiến trúc nổi tiếng, ở Hà Tây, xây dựng vào 1794.
- Đọc
- Quan sát.
- Lắng nghe và quan sát.
- Nêu theo yêu cầu.
2.NGHỆ THUẬT
- Văn nghệ dân gian phát triển và có nhiều thể loại: sân khấu chèo, tuồng, quan họ, hát lí
- Tranh dân gian nổi tiếng là làng tranh Đông Hồ ( Bắc Ninh)
- Kiến trúc và điêu khắc
+ Chùa Tây Phương, các Lăng Tẩm cung điệnđặc sắc và độc đáo.
+ Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa.
 4.Củng cố(4p)
Cho hs ghi lại những thành tựu văn học, nghệ thuật thời kì này?
Em có suy nghỉ gì về những thành tựu này?
 5. Dặn dò(2p)
Học bài
Xem phần còn lại
- Giáo dục, thi cử có chính sách gì? So sánh với thời kì trước.
- Thành tựu sử học, địa lý.
 IV.RKN:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_2728_nguyen_van_liem.doc
Bài giảng liên quan