Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Nguyễn Văn Liêm

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thời Đinh- Tiền Lê bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô

- Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị quân dân ta đánh bại.

- Các Vua nhà Đinh – Tiền Lê đã bước đầu tiến hành xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, TCN và thương nghiệp.

- Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cũng có nhiều thay đổi.

 2. Kỹ năng:

 - Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, trong quá trình học bài phân tích rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế – văn hoá.

 3. Thái độ:

- Lòng tự hào tự tôn dân tộc

- Biết ơn các anh hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Giáo dục cho hs ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng truyền thống văn hoá của cha ông thời Đinh – Tiền Lê.

 II. PHƯƠNG TIỆN:

 - HS: Sgk; tư liệu;

 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.

 + Phương tiện:Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thờ vua đinh, vua Lê; Tư liệu về các triều đại Đinh- Tiền Lê.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.(1’)

 2. KTBC:(4’)

 Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?

 Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn?

 3. Bài mới

 * ĐVĐ: Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta và cũng cố nền độc lập, thống nhất của nước Đại Cồ Việt. Đó cũng chính là cơ sở xây dựng nền kinh tế văn hóa buổi đầu độc lập. Vậy kinh tế văn hoá thời kì Đinh – Tiền Lê ntn? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.(1’)

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 06 Tiết ppct 12 Ngày soạn : 19/ 09/ 10
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :........................	
BÀI 9. NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ (2TIẾT)
PHẦN II / SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
 I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Thời Đinh- Tiền Lê bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô
- Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị quân dân ta đánh bại.
- Các Vua nhà Đinh – Tiền Lê đã bước đầu tiến hành xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, TCN và thương nghiệp.
- Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cũng có nhiều thay đổi.
 2. Kỹ năng:
 - Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, trong quá trình học bài phân tích rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế – văn hoá.
 3. Thái độ:
- Lòng tự hào tự tôn dân tộc
- Biết ơn các anh hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giáo dục cho hs ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng truyền thống văn hoá của cha ông thời Đinh – Tiền Lê.
 II. PHƯƠNG TIỆN:
 - HS: Sgk; tư liệu;
 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
 + Phương tiện:Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thờ vua đinh, vua Lê; Tư liệu về các triều đại Đinh- Tiền Lê.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.(1’)
 2. KTBC:(4’)
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?
Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn?
 3. Bài mới
 * ĐVĐ: Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta và cũng cố nền độc lập, thống nhất của nước Đại Cồ Việt. Đó cũng chính là cơ sở xây dựng nền kinh tế văn hóa buổi đầu độc lập. Vậy kinh tế văn hoá thời kì Đinh – Tiền Lê ntn? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.(1’)
HOẠT ĐỘNG 1. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ.(17’)
Hoạt động GV
- Gọi hs đọc phần 1
- Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp thời Đinh-Tiền Lê?
- Qua việc nhân dân khai khẩn đất hoang em thấy nông nghiệp lúc này ntn?
- Hàng năm vua thường tổ chức làm gì?
- Vua Lê Đại Hành tổ chức cày tịch điền để làm gì?
- Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở những mặt nào?
- Vì sao nghề thủ công nghiệp được phát triển như vậy?
- GV: Vì đất nước đã được độc lập, các nghề thủ công được tự do phát triển, không bị kìm hãm phát triển. Mặc khác các thợ thủ công khéo cũng không bị cống nạp sang trung Quốc 
- Yêu cầu hs quan sát H19
- Hãy miêu tả cung điện Hoa Lư để thấy được sự phát triển của nước ta thời Tiền lê? 
- GV: Đây là thành tựu quan trọng mà người xưa để lại cho chúng ta và hiện nay vẫn còn ở Ninh Bình – nó thể hiện tinh thần dân tộc chúng ta phải biết trân trọng .
- Thương nghiệp trong giai đoạn này có gì đáng chú ý 
- Giảng: chúng ta thiết lập mối quan hệ bang giao với nước ngoài đặt biệt là nhà Tống?
- Việc thiết lập quan hệ ban giao với nhà Tống có ý nghĩa gì
Hoạt động HS
- Đọc
- Ruộng đất là của làng xã
- Nông nghiệp được coi trọng vì đây là nền kinh tế của đất nước. Nhà nước chú ý đến việc khai khẩn
đất hoang, đào vét kênh ngòi nhân dân được chia ruộng ..... Tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Tổ chức lễ cày tịch điền
- Vua quan tâm đến sản xuất, khuyến khích nhân dân làm nông nghiệp
- Các xưởng thủ công như đúc tiền, rèn vũ khí, may mặc, xây dựng được thành lập.
Các nghề thủ công dệt lụa, làm giấy, đồ gốm cũng tiếp tục phát triển
- Đất nước độc lập..
- Quan sát.
- Cột dát vàng, bạc, có nhiều điện, đài tế, chùa chiền kho vũ khí, kho thóc thế...... được xây dựng. Quy môcung điện hoành tráng hơn
- Lắng nghe.
- Nhiều khu vực chợ được hình thành, buôn bán với nước ngoài phát triển
- Củng cố nền độc lập tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
Kiến thức cần đạt
1/ Bước Đầu Xây Dựng Nền Kinh Tế Tự Chủ :
a. Nông nghiệp
- Chia ruộng đất cho nông dân
- Khai khẩn đất hoang
- Chú trọng thuỷ lợi.
-> Ổn định và phát triển
b. Thủ công nghiệp
- Lập nhiều xưởng mới
- Nghề cổ truyền phát triển
c. Thương nghiệp :
- Đúc tiền đồng
- Trung tâm buôn bán như chợ hình thành
- Buôn bán với nước ngoài
HOẠT ĐỘNG 2. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ.(17’)
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Kiến thức cần đạt.
- Gọi hs đọc mục 2
- Gv treo sơ đồ phân hoá xã hội
- Trong xã hội có những tầng lớp nào
- Tầng lớp thống trị trong xã hội gồm những ai?
- Vì sao các nhà sư thời kì này lại được trọng dụng
- Những người nào thuộc tầng lớp bị trị ?
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân lúc này?
- Đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân diễn ra như thế nào?
- GV: các nhà sư được trọng dụng, em hãy nêu 1 số nhà sư?
- Giảng: vào những ngày vui vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội ao đâm cá
- Cử chỉ này nói lên điều gì?
- Đọc
- Quan sát. 
- Hai tầng lớp cơ bản là thống trị và bị trị
-Vua, các quan văn, quan võ và một số nhà sư
- Đạo phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư có học, giỏi chữ Hán....Nhà sư trực tiếp dạy học, làm cố vấn trong ngoại giao, rất được trong dụng dụng
- Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và địa chủ nô tì
- Cuộc sống đơn giản và bình dị.
- Nhiều loại hình văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, võ, vật diễn ra trong lễ hội
- Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận.
- Nghe.
- Chứng tỏ sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn chưa sâu sắc, quan hệ vua tôi chưa lớn.
2/ Đời Sống Xã Hội Và Văn Hoá :
a/ Xã hội:
- 2 tầng lớp cơ bản:
+ Thống trị: Vua, quan, nhà sư.
+ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân ,địa chủ và nô tì.
b. văn hoá
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo phật được truyền bá rộng rãi,chùa chiền được xây dựng nhiều.
- Các loại hình văn hoá dân gian phát triển.
 4. Củng cố( 3’)
Em hãy cho biết tình hình nước ta trong giai đọan này ntn?
Yêu cầu hs hoàn thành sơ đồ phân hoá xã hội?
 5. Dặn dò(2’)
Học bài
Xem bài tiếp theo: sự thành lập nhà Lý; Luật pháp và quân đội?
IV. RKN: ..
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_9_nuoc_dai_co_viet_thoi_dinh_tien.doc