Giáo án lớp 2 tuần 31

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa các từ mới: Thường lệ, Tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

 - Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc trơn, rõ ràng, rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

 - Đọc đúng : Thường lệ, ngoằn ngoèo, cuộn, rễ cây, đọc rõ lời nhân vật trong bài, phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

 - Trả lời được các câu hỏi SGK. (HS khá, giỏi trả lời 𬬬¬ược câu hỏi 5)

 3. Thái độ:

 Yêu quý và kính yêu Bác Hồ

II. Đồ dùng dạy học

 GV: Bảng phụ ghi đoạn 1

 HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc39 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hớ.
Toán: 155
TIỀN VIỆT NAM 
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
 Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng, nhận biết được một số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 100 đồng, biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
	2. Kĩ năng: 
 Biết làm các phép cộng, trừ các số với đơn vị đồng.
	3. Thái độ:
 HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
	 GV: Tiền thật 
	 HS: Bảng con BT2
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a.Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng (tiền thật)
- GV cho HS quan sát các loại tiền giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng và nhận xét
từng loại tiền
+ CH: Các loại tiền đó có điểm gì giống nhau ?
* Khắc sâu kiến thức.
b.Hoạt động 2: Thực hành bài tập 
- GV gợi ý HS quan sát hình vẽ SGK gọi HS nêu kết quả 
+ CH: 200 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 100 đồng ?
+ CH: 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 100 đồng ?
+ CH: 1000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 100 đồng ?
- GV hướng dẫn cách làm HS làm bài và ghi kết quả vào bảng con 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài
- GV gợi ý cách làm hướng dẫn HS làm bài vào vở gọi HS lên bảng viết kết quả 
- GV, HS nhận xét, chữa bài 
3. Củng cố : 
 GV hệ thống bài: 
? Hôm nay các em được học về dạng toán nào ? ( Nhận biết tiền Việt Nam ).
4. Dặn dò: 
 Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau tiết 156.
2 HS lên bảng làm. 52 - 16 = 26 , 25 + 37 = 62
- Lắng nghe 
- HS quan sát các loại tiền giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng và nhận xét
từng loại tiền
* Nhận xét các loại tiền giấy bạc
Tờ 100 đồng có dòng chữ "Một trăm đồng" và số 100…
Tờ 200 đồng có dòng chữ "Hai trăm đồng" và số 200 một mặt in ảnh Bác Hồ, một mặt in máy cày lúa
Tờ 500 đồng có dòng chữ "Năm trăm đồng" và số 500 một mặt in ảnh Bác Hồ, một mặt in thuỷ điện.
Tờ 1000 đồng có dòng chữ "Một nghìn đồng" và số 1000 một mặt in ảnh Bác Hồ, một mặt in hình ảnh con voi.
- Đều có dòng chữ : Ngân hàng nhà nước Việt Nam và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bài 1( Tr 162)
- 1HS đọc yêu cầu BT1 
- HS quan sát hình vẽ SGK và nêu kết quả 
100 đồng + 100 đồng = 200 đồng
- 200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc 100 đồng.
- 500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc 100 đồng.
- 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc 100 đồng.
Bài 2 ( Tr 162 )Số :
- HS đọc yêu cầu BT2 
- HS làm bài và ghi kết quả vào bảng con 
a) 600 đồng b) 7 đồng
c) 8 đồng d) 1000 đồng
Bài 4 ( Tr 162 ) Tính :
- HS đọc yêu cầu bài tập 4
- HS làm bài vào vở 
- 2 HS lên bảng viết kết quả 
 100 đồng + 400 đồng = 500 đồng
 700 đồng + 100 đồng = 800 đồng
 900 đồng - 200 đồng = 700 đồng
 800 đồng - 300 đồng = 500 đồng
- Nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thủ công: 31
	LÀM CON BƯỚM (tiết 1)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
 - Học cách làm con bướm bằng giấy, làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối, các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
	- Với HS khéo tay làm được con bướm bằng giấy, các nếp gấp cân đối đều, phẳng.
	2. Kĩ năng:
 Biết cách làm con bướm đúng quy trình, đúng mẫu. 
	3. Thái độ:
 HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
	 GV: Giấy A4
	 HS: Giấy A4 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra đồ dùng môn học 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức:
a.Hoạt động 1: HD quan sát nhận xét 
- GV cho HS quan sát hình mẫu 
+ CH: Con bướm được làm bằng gì ?
+ CH: Con bướm có mấy cánh ?
+ CH: Kích thước cánh con bướm như thế nào ?
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu 
- GV hướng dẫn HS thực hiện thao tác theo 4 bước, 
* Bước 1: Cắt giấy
- Yêu cầu 2, 3 HS nêu lại bước 1 
* Bước 2: Gấp cánh bướm 
- Yêu cầu 2, 3 em nêu lại bước 2
* Bước 3 : Buộc thân bướm 
- Yêu cầu 2, 3 em nêu lại bước 3
* Bước 4 : Làm râu bướm 
- Yêu cầu 2, 3 em nêu lại bước 4
c. Hoạt động 3: Thực hành gấp bài 
- Theo dõi, nhắc nhở
- GV tổ chức cho HS gấp, cắt bài theo nhóm HS trưng bày sản phẩm
- Nhận xét
3. Củng cố : GV đánh giá sản phẩm
4. Dặn dò:
 Về nhà tập làm và chuẩn bị bài sau tiết 32. 
- Trình bày đồ dùng
- Lắng nghe
- HS quan sát con bướm mẫu và nhận xét, trả lời câu hỏi 
- Con bướm được làm bằng giấy
- Con bướm có hai cánh
- Một cánh to và một cánh bé.
- Theo dõi
* Bước 1: Cắt giấy
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô và cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô, cắt một nan giấy dài khác có cạnh 12 ô rộng 1 ô làm râu bướm.
* bước 2: Gấp cánh bướm
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô (H.1) được (H.2). Gấp liên tiếp 3 lần theo đường dấu gấp (H.3, 4, 5). Miết kĩ các nếp gấp, sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa (H.6). Được đôI cánh bướm thứ nhất.
Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô làm cánh bướm thứ 2, cách làm tương tự cánh 1, được cánh 2 (H.7).
* bước 3 : Buộc thân bướm
- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh lại
sao cho hai đôi mở ra theo hai hướng ngược chiều (H.8).
* bước 4 : Làm râu bướm 
Gấp đôi nan giáy làm râu dùng mũi kéo vuốt cong râu bướm, dán râu vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh (H.9).
* Thực hành gấp bài 
- HS gấp, cắt bài theo nhóm 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Lớp lắng nghe
 2, 3 HS nêu lại quy trình làm con bướm. 
- Lắng nghe, thực hiện.
Âm nhạc: 31
ÔN BÀI HÁT: BẮC KIM THANG 
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức: 
 Biết hát đúng giai điệu bài hát và học thuộc lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. HS thuộc lời ca
	2. Kĩ năng:
 Hát đúng giai điệu và đồng đều, rõ lời ca. 
	3. Thái độ: 
 HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học 
	 GV: Nhạc cụ ( bảng phụ ) 
	 HS: Nhạc cụ thanh phách 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét
2. Bài mới: 
2.1.Giới thiệu bài 
2.2. Các hoạt động dạy học
a.Hoạt động 1: Ôn bài hát bắc kim thang ( bảng phụ )
- GV hát mẫu, đọc lời ca
- GV dạy ôn lại bài hát day từng câu, hát câu 1, hát nối câu 1 với câu 2, hát nối câu 2 với câu 3 lần lượt hát hết bài và luyện ôn thuộc lời ca.
b.Hoạt động 2: Gõ đệm theo phách
Vỗ tay theo tiết tấu lời ca 
- Hướng dẫn HS tập gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS tập biểu diễn.
- Theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố: 
GV hệ thống bài. 
4. Dặn dò :
 Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau tiết 32. 
 HS hát bài: Chú ếch con. 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện theo yêu cầu.
* Gõ đệm theo phách 
- HS tập hát gõ đệm theo phách 
- HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách 
- HS ôn lại bài hát vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca
- HS đứng tại chỗ và nhún chân nhịp nhàng.
HS ôn lại bài hát 2, 3 lượt. 
- Lắng nghe, thực hiện.
Sinh hoạt: 31
SƠ KẾT TUẦN
I. Mục tiêu:
 - Nhận xét ưu nhược các hoạt động trong tuần.
 - Qua lời nhận xét của giáo viên giúp học sinh nhận rõ được ưu nhược của mình để có hướng sửa chữa, phấn đấu.
II. Nội dung:
 1. Đạo đức: 
 Các em ngoan, lễ phép với thầy cô và người trên, hòa nhã đoàn kết với bạn bè. Không nói tục, chửi bậy, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
 2. Học tập:
* Ưu điểm:
 - Phần đa các em có ý thức trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ, học thuộc bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng.
 - Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có lý do.
 Tuyên dương: Hà, Thủy, Hương Quỳnh
 * Nhược điểm:
 Bên cạnh những ưu điểm nêu trên vẫn còn một số hạn chế như: Chưa học thuộc bài trước khi đến lớp, quên đồ dùng, mất trật tự trong lớp.
 Phê bình: Quân, Nguyệt, Hà.
 3.Văn thể mĩ:
 - Hát đầu giờ sôi nổi
 - Vệ sinh chung và riêng sạch sẽ.
 4. Công tác Đội:
 - Tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội.
 - Thường xuyên chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, vệ sinh môi trường.
5. An toàn giao thông
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông. Không có hiện tượng vi phạm an toàn giao thông.
6. Phương hướng tuần tới:
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
 - Sửa chữa những mặt còn hạn chế. Chấm dứt hiện tượng không làm bài, mất trật tự trong lớp, quên đồ dùng học tập.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông .
 - Thi đua lấy thành tích chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
 NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc
Bài giảng liên quan