Giáo án lớp 2 tuần 8

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa các từ mới: Gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.

 - Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc đúng tốc độ, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

 3. Thái độ:

 - Biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.

II. Đồ dùng dạy học

 GV: Bảng phụ ghi đoạn 2, tranh phóng to

 HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ùng dạy học 
	 GV: Bảng phụ BT3 
	 HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học 	
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (3p): HS viết bảng con. Cúi đầu, lũy tre. 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD tập chép 
- GV đọc bài - HS 2 em đọc 
- CH: An buồn bã nói với thầy điều gì ? 
- CH: Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa ? 
- CH: Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào ? 
* HS viết bảng con 
- HS chép bài vào vở 
- GV chấm, chữa bài 
Hoạt động 3: Bài tập chính tả 
- 1HS đọc yêu cầu BT2 
- GV gợi ý HS nối tiếp tìm và đọc kết quả
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài 
1HS đọc yêu cầu BT3 ( bảng phụ ) 
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài theo nhóm 3
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài 
- Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Chứ đầu dòng, chữ đầu câu, An
- Viết lùi vào một ô và viết hoa 
* Viết bảng con: Lặng lẽ, buồn bã
Bài 2 ( Tr 69 ) 
 Tìm 3 tiếng có vần ao, 3 tiếng có vần au.
- Con dao, rao hàng, bảo ban.
- Ngã đau, trèo cau, lau chau. 
 Bài 3 ( Tr 69 ) 
a) Đặt câu phân biệt các tiếng sau: 
- Em không nghịch dao.
- Người bán hàng vừa đi vừa rao.
- Cô giáo giao bài tập về nhà.
b) uôn hay uông ? 
Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt..
Nước mưa trên nguồn đổ xuống chảy cuồn cuộn.
	4. Củng cố (3p): GV hệ thống bài, GV nhận xét chữ viết của HS 
	5. Dặn dò (1p): Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài 17. 
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009 
	Toán Tiết 40
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100 ( Trang 40 )
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng100, biết cộng nhẩm các số tròn chục. Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.
	2. Kĩ năng: Rèn cách đặt tính và tính nhẩm thành thạo.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học
	 GV: bảng phụ BT4
	 HS: Bảng con BT1
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Ổn định tổ chức ( 2p ): Hát, kiểm tra sĩ số 15 - vắng: 
	2. Kiểm tra bài cũ ( 3p ): 2 HS đọc bảng cộng 6 cộng với một số.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 
83 + 17 = ? 
- GV hướng dẫn cách đặt tính rồi tính kết quả
- HS 2, 3 em nêu lại cách thực hiện phép tính cộng
- HS lên bảng ghi kq hàng ngang.
Hoạt động 3: Thực hành bài tập
- HS đọc yêu cầu BT1( bảng con)
- GV gợi ý, HS làm bảng con 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu BT2 ( miệng) 
- GV gợi ý cách nhẩm, HS nhẩm và đọc kết quả. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu BT4 
 ( bảng phụ ) 
- GV gợi ý cách làm HD làm bài theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài 
 83 + 17 = ?
+
83
17
100
3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1. 8 cộng 1 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
 83 + 17 = 100
 Bài 1( Tr 40 )
 Tính:
+
+
99
 1
100
+
 75
 25
100
 64
 36
100
+
 48
 52
100
Bài 2 ( Tr 40 )
Tính nhẩm ( theo mẫu ) :
60 + 40 = 100
80 + 20 = 100
90 + 10 = 100
50 + 50 = 100
Bài 4 ( Tr 40 ) 
 Tóm tắt :
Buổi sáng bán : 85kg đường
Buổi chiều bán nhiều hơn: 15kg
Buổi chiều bán : … kg đường ? 
 Bài giải 
Buổi chiều bán được số kg đường là:
 85 + 15 = 100 ( kg ) 
 Đáp số : 100 kg đường. 
	4. Củng cố ( 3p ): GV hệ thống bài - HS nêu lại cách thực hiện phép cộng.
	5. Dặn dò ( 1p ): Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau tiết 41.
	Tập làm văn Tiết 8
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ 
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI ( trang 69 )
	 I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản. Trả lời được câu hỏi về thầy giáo , cô giáo lớp 1 của em, viết được 4, 5 câu nói về thầy, cô giáo. 
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe, nói, viết. 
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học
	 GV: Bảng phụ BT2
	 HS:
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Ổn định tổ chức ( 1p ): Hát 
	2. Kiểm tra bài cũ ( 3p ): 2 HS đọc TKB của lớp.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD làm bài tập 
- 1 HS đọc yêu cầu BT1 ( miệng ) 
- GV yêu cầu HS thảo luận nội dung bài tập
- Hướng dẫn HS tập nói theo cặp 
- 1 HS đọc yêu cầu BT 2 ( miệng )
 ( bảng phụ )
- HS đọc nội dung trả lời câu hỏi
- CH: Cô giáo lớp 1 em tên là gì ?
- CH: Tình cảm của cô đối với HS như thế nào ? 
- CH: Em nhớ nhất điều gì ở cô? 
- CH: Tình cảm của em đối với cô 
như thế nào ? 
- 1 HS đọc yêu cầu BT 3 ( viết ) 
- GV gợi ý cách viết bài HS tự làm bài vào vở HS đọc kết quả 
- GV cùng HS nhận xét , chữa bài
 Bài 1 ( Tr 62 ) 
Tập nói mời, nhờ, yêu cầu, đề nghi với bạn.
a) Nam đấy à, mời bạn vào nhà chơi.
b) Lan ơi làm ơn chép hộ mình bài hát này nhé.
c) Hải ơi đừng nói chuyện nữa để nghe cô giáo giảng bài. 
 Bài 2 ( Tr 69 ) 
 Trả lời câu hỏi : 
- Tên là Mai Lan
- Cô yêu thương HS và chăm lo cho chúng em từng li, từng tí…
- Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô và mái tóc dài đen nhánh.
- Em yêu quý và luôn nhớ đến cô.
 Bài 3 ( Tr 69 ) 
Dựa vào BT 2 viết 4, 5 câu nói về cô giáo cũ của em.
Cô giáo lớp 1 của em tên là Mai Lan. Cố rất yêu thương HS và chăm lo cho chúng em từng li từng tí. Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô uốn nắn cho em viết từng nét chữ.
Em rất quý mến cô và luôn nhớ đến cô với mái tóc dài và đen nhánh…
	4. Củng cố (3p): GV hệ thống bài, bài học hôm nay các em đã được học cách nói mời, nhờ yêu cầu, đề nghị và tập trả lời câu hỏi.
	5. Dặn dò (1p): Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau tiết 9.
	Thủ công Tiết 8 
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI ( tiết 2 )
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui, gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
	2. Kĩ năng: Biết gấp đúng quy trình, đúng mẫu. 
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học
	 GV: Tranh, hình mẫu, giấy A4
	 HS: Giấy A4 
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Ổn định tổ chức ( 1p ): Hát 
	2. Kiểm tra bài cũ ( 3p ): kiểm tra đồ dùng môn học 
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD quan sát nhận xét ( Tranh ) 
HS quan sát mẫu ( H.1) trả lời câu hỏi 
- CH: Thuyền được gấp bằng gì ?
- CH: Hình dáng thuyền nh thế nào?
- CH: Đáy thuyền nh thế nào ? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu 
- HS nêu lại quy trình gấp thuyền theo ba bước 
* Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều 
* Bước 2: Gấp tạo thân và mui thuyền 
- 2, 3 HS nêu lại bước 1 và 2 
* Bước 3: Tạo thuyền không mui 
- HS 2, 3 em nêu lại bước 3 
Hoạt động 4: Thực hành gấp bài 
- GV tổ chức cho HS gấp bài theo nhóm HS trng bày sản phẩm
- Gấp bằng giấy
- Dài và nhọn hai đầu 
- Đáy bằng 
* Bước 1: Gấp các nếp cách đều 
- Đặt tờ giấy hình chữ nhặt lên bàn (H.2) gấp đôi theo chiều dài (H.3) được (H.4). Lật ( H.4) được (H.5).
* Bước 2: Gấp tạo thân và mui thuyền
- Gấp theo đường dấu (H.5) được H.6 Gấp theo đường dấu (H.6) được (H.7) Lật mặt sau (H.7). được (H.8). Gấp theo (H.8) được (H.9). Gấp tiếp được (H.10).
* Bước 3: Tạo thuyền không mui 
Lộn các nếp vừa gấp (H.11). Miết dọc cạnh thuyền (H.12). 
* Thực hành gấp bài 
	4. Củng cố (3p): GV đánh giá sản phẩm, 2, 3 HS nêu lại quy trình gấp. 
	5. Dặn dò (1p): Về nhà tập làm và chuẩn bị bài sau tiết 9. 
	Kể chuyện Tiết 8 
NGƯỜI MẸ HIỀN ( trang 64 )
	I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức: HS dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền. Biết phân vai dựng lại câu chuyện.
	- HS khá, giỏi biết kể lại, phân vai dựng lại câu chuyện.
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe, nói, biết đánh giá lời kể của bạn.
	3. Thái độ: HS có ý thức kính yêu thầy cô giáo.
	II. Đồ dùng day học 
	 GV: Bảng phụ ghi gợi ý 
	 HS: 
	III. Các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định tổ chức (1p): Hát 
	2. Kiểm tra bài cũ (3p): 2, 3 HS đọc bài người thầy cũ.
	3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD kể chuyện 
- HS dựa theo tranh SGK kể lại từng đoạn ( bảng phụ ) 
- GV gợi ý HS nối tiếp kể lại từng đoạn theo tranh.
- HS kể chuyện trong nhóm 
- Thi kể chuyện trước lớp 
Hoạt động 4: Phân vai dựng lại câu chuyện ( HS khá, giỏi ) 
- GV hướng dẫn HS phân vai dựng lại câu chuyện 
(1p)
(18p)
(8p)
* Đoạn 1: Tranh 1 
- Giờ ra chơi Minh thầm thì với Nam ngoài phố có gánh xiếc…
* Đoạn 2: Tranh 2
- Hết giờ ra chơi hai em đẫ ở bên bức tường. Minh chui đầu ra Nam đẩy Minh lọt ra ngoài…
* Đoạn 3: Tranh 3 
- Bác bảo vệ nắm chặt cổ chân Nam. 
Bỗng có tiếng cô giáo, bác nhẹ tay kẻo cháu đau, cháu này HS lớp tôi.
* Đoạn 4: Tranh 4 
- Vừa đau vừa xấu hổ Nam òa khóc cô xoa đầu Nam và đưa hai em về lớp Nam và Minh cùng xin lỗi cô giáo và về chỗ tiếp tục học bài…
* Phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Vai dẫn chuyện, cô giáo, bác bảo vệ, Nam và Minh.
	4. Củng cố (3p): GV hệ thống bài - HS liên hệ 
	- CH: Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ? ( Phải kính yêu và biết ơn thầy cô giáo ).
	5. Dặn dò (1p): Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau tiết 9. 
	Sinh hoạt lớp Tiết 8
Nhận xét chung hoạt động trong tuần
	I. Hoạt động trong tuần
	- Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan, không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy, các em đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. 
	- Nền nếp: Duy trì tốt mọi nền nếp của trường, của lớp đề ra.
	- Học tập: Các em có ý thức học tập nhiều em có tiến bộ rõ rệt, em Hải, Hương, Nguyên…Đồ dùng các em tương đối đầy đủ, nhiều em học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Thể dục vệ sinh: Thường xuyên sạch sẽ. Các em có ý thức tự giác vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
	* Tồn tại: Rải rác vẫn còn một số em đồ dùng học tập còn thiếu, đến lớp chưa thuộc bài, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
	II. Phương hướng tuần tới 
	- Duy trì tốt các nền nếp của lớp, của trường. Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ giấc, học bài và làm bài đầy đủ.
	- Kiểm tra đồ dùng trước khi đi học.
	- Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, đội đề ra.
	* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy : 
….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doctuan8.doc
Bài giảng liên quan