Giáo án Lớp 3 Tuần 11, 12 - Đỗ Thị Thu Hương
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính.
- Củng cố về gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
em lên bảng chữa. Lớp nhận xét. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - 2 em đọc. - Học sinh nêu miệng cách lập từng phép tính nhân trong bảng chia 8. - 1 em đọc. - Thực hiện nối tiếp. - Học sinh thực hiện. - Học sinh nhận xét: dựa vào phép nhân có thể nêu ngay kết quả phép chia.. - 1 em đọc. - Học sinh làm vở, 1 em lên bảng chữa. - Học sinh làm vở. Chính tả Nghe - viết: Cảnh đẹp non sông I. Mục tiêu: - Nghe và viết chính xác 4 câu ca dao cuối bài. - Tìm và viết đúng các tiếng có âm đầu tr/ch. - Trình bày đúng, đẹp bài thơ. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chính tả. III. Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc cho học sinh viết bảng con: Trung thu, quả chín, chung thuỷ, truyền thanh. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Hướng dẫn chính tả: - Đọc mẫu 4 câu ca dao cuối bài. (?) Các câu ca dao nói lên điều gì? - Hướng dẫn cách trình bày. (?) Có những chữ nào viết hoa, vì sao? * Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh nêu những từ khó viết, dễ sai chính tả. - Cho học sinh viết bảng con những từ học sinh vừa nêu. - Giáo viên nhận xét, sửa chữa. * Viết chính tả. - Giáo viên đọc chậm từng câu. * Sửa lỗi, chấm bài. * Hướng dẫn làm bài tập. - Treo bảng phụ, hướng dẫn học sinh làm. 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Học sinh viết, 2 em lên bảng. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - Một em đọc lại, cả lớp nghe, đọc thầm theo. - Ca ngợi cảnh đẹp của đất nước. - Học sinh trả lời. - Học sinh nêu. - Học sinh viết bảng con. - Nghe , viết vào vở. - Học sinh tự làm bài tập. Tập viết Ôn chữ hoa H I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết hoa chữ H. - Viết đúng, đẹp các chữ hoa H, N, V. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi và các câu ứng dụng. - Rèn viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ. II. Chuẩn bị: - Mẫu chữ viết hoa (bộ chữ đồ dùng). III. Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc cho học sinh viết: Ghềnh Ráng, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Hướng dẫn viết chữ hoa. - Cho học sinh quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: H, N, V. - Cho học sinh viết bảng con. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - 1 em đọc từ ứng dụng. - Giáo viên giải nghĩa từ ứng dụng: Hàm Nghi. - Phân tích từ ứng dụng. - Cho học sinh viết bảng con. - Giáo viên nhận xét, sửa chữa, uốn nắn. * Hướng dẫn viết vở. - Quan sát giúp đỡ học sinh yếu. - Thu bài chấm. 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 em lên bảng, lớp viết bảng con - Mở vở Tập viết. - Học sinh quan sát, nêu quy trình viết. - Học sinh viết. - Học sinh thực hiện. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết vở. . Luyện tập toán Ôn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé I. Mục tiêu: - Củng cố so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, áp dụng giải toán liên quan. - Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé, ta làm như thế nào? Cho ví dụ. - Giáo viên nhận xét đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. + Bài 1: Trong vườn có 3 cây bưởi và 12 cây cam. Hỏi số cây cam gấp mấy lần số cây bưởi? + Bài 2: Bao cám nặng 25 kg, bao trấu nặng 5 kg. Hỏi bao cám nặng hơn bao trấu mấy lần? - Giáo viên chữa bài, nêu từng bài toán thuộc dạng nào. + Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt sau và giải: 9 lít Can dầu: Can xăng: 27 lít Số lít xăng nhiều gấp mấy lần số lít dầu? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - 1 em lên bảng làm, lớp làm vở. - Lớp tự làm vở. 1 em nêu kết quả. - Học sinh đặt đề toán và giải bài toán đó. .. Buổi chiều Luyện tập tiếng việt TLV: Ôn nói về quê hương I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nói về quê hương. - Rèn học sinh nói trôi chảy, nói câu có đủ 2 bộ phận chính. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: III. hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 học sinh lên bảng nói về quê hương. - Giáo viên nhận xét đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng - Giáo viên giúp học sinh nắm lại nội dung cần nói về quê hương. (Nêu lại hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa). - Cho học sinh trả lời từng câu hỏi. - Hướng dẫn học sinh ghép các nội dung vừa nêu để ráp thành một bài nói hoàn chỉnh. - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh. 3. Củng cố - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Học sinh thực hiện, lớp nhận xét, đánh giá. - Ghi vở. - Đọc lại các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh tập nói theo bài văn ngắn. - Cho 2 - 3 em khá nói trước lớp. Các em khác nghe. Tiếng Việt Ôn các bài tập đọc đã học tuần 10, 11 I. Mục tiêu: - Học sinh đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: III. hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc bài: Nắng Phương Nam. - Giáo viên nhận xét đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng *Nêu tên các bài Tập đọc đã học tuần 10, 11. *Hướng dẫn luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu từng bài. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Luyện đọc đồng thanh. 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. -2 em đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - Học sinh nêu: + Giọng quê hương + Thư gửi bà + Đất quý, đất yêu + Chõ bánh khúc của dì tôi - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trong các bài. - Học sinh thực hiện mỗi bài 1 lần. Toán Ôn tập giải toán I. Mục tiêu: - Củng cố cách giải bài toán bằng 2 phép tính. - Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - Chữa bài 2 (buổi sáng) - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Hướng dẫn học sinh phân tích, tìm cách giải các bài tập. - Bài 1: Cành trên có 37 quả cam, hàng dưới có ít hơn cành trên 18 quả. Hỏi cả hai cành có tất cả bao nhiêu quả cam? - Bài 2: Mai có 32 nhãn vở, Lan có 8 nhãn vở. Hỏi số nhãn vở của Mai nhiều gấp mấy lần số nhãn vở của Lan? - Bài 3: (?) Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó. 58 lít Thùng 1: 27lít ? lít Thùng 2: 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 1 em lên bảng chữa, lớp nhận xét, bổ sung. - Ghi vở. - 1 em lên bảng, lớp làm vở. - Làm vở, 1 em lên bảng chữa. Lớp nhận xét. - Học sinh tự nghĩ đề toán sau đó nêu trước lớp. - Giải bài toán vào vở. . Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố phép chia trong bảng chia 8. - Tìm của 1 số. - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ chép phép toán mẫu. III. Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc bảng chia 8 - Chữa bài 3. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. + Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài. - Giáo viên nêu từng phép tính. - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. + Bài 2: Tính nhẩm - Giáo viên nhận xét, đánh giá. + Bài 3: Gọi học sinh đọc đề, tóm tắt. - Hướng dẫn phân tích, tìm cách giải. - Chấm bài cho học sinh. + Bài 4: Yêu cầu học sinh nêu cách tìm 1 phần mấy của một số. 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 3 em đọc. - 1 em lên bảng, lớp nhận xét, sửa chữa. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - Học sinh tính nhẩm, nêu nhận xét: lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. - Học sinh thực hiện làm miệng. - 1 em lên bảng, lớp làm vở. - Học sinh nêu. Lớp tự làm vở, 1 em lên bảng chữa. Tập làm văn Nói viết về cảnh đẹp đất nước I. Mục tiêu: - Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó. - Viết những điều đã nói thành 1 đoạn văn ngắn, chú ý viết thành câu, dùng từ đúng. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về cảnh đẹp về quê hương, đất nước. III. Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. - 1 em lên bảng nói về quê hương mình. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Hướng dẫn kể. - Giáo viên treo tranh cảnh bãi biển ở Phan Thiết. - Giáo viên chép câu hỏi gợi ý lên bảng - Yêu cầu học sinh nói theo ý hiểu của mình. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. * Cho học sinh viết những điều mình vừa nói thành 1 đoạn văn ngắn. - Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. Học sinh thực hiện. Ghi vở, mở sách giáo khoa. -Học sinh q uan sát tranh -Yêu cầu học sinh đọc bài viết trước lớp. . Ngoại ngữ GV chuyên soạn giảng Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 12 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được tình hình của lớp, của cá nhân trong 1 tuần học. - Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới. - Giáo dục học sinh tính tự giác trong sinh hoạt lớp. II. nội dung: 1. Lớp trưởng điều hành, các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ trong tuần qua. 2. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung: - Về học tập. - Về lao động. - Về sinh hoạt tập thể. - Về các nền nếp khác. 3. Tuyên dương, phê bình. Giáo viên cùng lớp bình bầu thi đua. 4. Nêu phương hướng tuần tới. - Củng cố các nền nếp tốt đã đạt được. Hết tuần 12
File đính kèm:
- TUAN 11_12.doc