Giáo án lớp 3 - Tuần 15
I. Mục tiêu :
Giúp HS :
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài "Buôn Chư Lênh đón cô giáo" ;
- Hiểu được người dân Tây Nguyên rất yêu quý người, yêu cái chữ và sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
- Giáo dục HS luôn đoàn kết, thương yêu nhau, có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
II. Các hoạt động dạy học :
1) GV nêu yêu cầu của giờ học.
2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV yêu cầu HS đọc theo đoạn trước lớp, GV theo dõi sửa lỗi phát âm(già Rok, Chư Lênh, lũ làng,.)
- GV giúp đỡ HS yếu trong khi luyện đọc.
- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.
- GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.
+ HS đọc tiếp nối trước lớp theo đoạn ( 2- 3 lần )
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ HS đọc toàn bài.
+ HS nêu trước lớp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Tuần 15 Ngày soạn: Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2012 tiếng Việt - TĐ Luyện đọc Bài: Buôn chư lênh đón cô giáo I. Mục tiêu : Giúp HS : - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài "Buôn Chư Lênh đón cô giáo" ; - Hiểu được người dân Tây Nguyên rất yêu quý người, yêu cái chữ và sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta. - Giáo dục HS luôn đoàn kết, thương yêu nhau, có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. II. Các hoạt động dạy học : 1) GV nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV hướng dẫn HS luyện đọc. - GV yêu cầu HS đọc theo đoạn trước lớp, GV theo dõi sửa lỗi phát âm(già Rok, Chư Lênh, lũ làng,..) - GV giúp đỡ HS yếu trong khi luyện đọc. - GV đặt câu hỏi về nội dung của bài. - GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay. + HS đọc tiếp nối trước lớp theo đoạn ( 2- 3 lần ) + HS luyện đọc theo cặp. + HS đọc toàn bài. + HS nêu trước lớp. + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học HS chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật Tiết Số 15: Vẽ tranh: đề tài quân đội I. Mục tiêu. - Học sinh có hiểu biết thêm về quân đội và những hoạt động của quân đội trong chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. - Biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về đề tài quân đội. - Học sinh có ý thức yêu quý các cô chú bộ đội. II. Chuẩn bị. - Một số bức tranh về đề tài quân đội. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài. b. Nội dung bài. * Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét. - GV cho học sinh quan sát các bức tranh về đề tài quân đội. ? Trong tranh vẽ những gì ? ? Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong các bức tranh đó ? ? Các cô chú bộ độ đang làm gì ? ? Trang phục các cô chú đang mặc như thế nào ? ? Em có thể vẽ các cô chú bộ đội đang làm gì ? - Học sinh trả lời các câu hỏi, GV nhận xét và giới thiệu thêm các hoạt hoạt động cho học sinh tham khảo. * Hoạt động 2: Cách vẽ. - GV gọi học sinh đọc phần 2. ? Để vẽ được bức tranh về đề tài quân đội em cần làm như thế nào ? - Học sinh nêu các bước vẽ tranh.. - GV HD các bước vẽ, vừa HD GV vừa vẽ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát. * Hoạt động 3: Thực hành. - GV nêu yêu cầu phần thực hành. - Học sinh mở vở tập vẽ và thực hành vẽ vào trong vở. - GV quan sát hướng dẫn học sinh thực hành. * Hoạt động 4: Đánh giá - Nhận xét. - GV cùng HS chọn một số bài, đánh giá nhận xét về: Nội dung (rõ chủ đề), Bố cục (có hình ảnh chính, phụ). Hình vẽ, màu sắc. - HS tự nhận xét và xếp loại các bài đẹp và chưa đẹp. - GV nhận xét tuyên dương những em có bài vẽ đẹp. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 4 tháng 12 năm 2012 Tiếng việt Luyện viết: Về ngôi nhà đang xây I. Mục tiêu. - Rèn cho học sinh có kỹ năng viết đúng viết đẹp. Yêu cầu học sinh viết đúng một đoạn trong bài: Về ngôi nhà đang xây. II. Chuẩn bị. Nội dung bài. III. Lên lớp. - GV phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu giờ học. - GV cho học sinh Bài thơ. - Nội dung đoạn văn này nói lên điều gì ? - Học sinh nêu nội dung đoạn văn. ? Trong bài văn này có những từ nào dễ viết sai ? - Học sinh nêu các từ khó trong đoạn văn. - GV đọc cho học sinh luyện viết các từ khó trong đoạn văn. - GV lưu ý cho học sinh cách viết và trình bày bài viết. - GV đọc cho học sinh viết bài. - Học sinh viết xong GV cho học sinh đổi chéo vở cho nhau. - GV đọc cho học sinh soát lỗi. - Gọi học sinh nêu lỗi trong bài viết của bạn. - GV tổ chức cho học sinh sửa lỗi. IV. Củng cố – Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà tiết tục rèn luyện chữ viết.. ôn Toán luyện tập chung I. Mục tiêu. Giúp học sinh: - Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. II.Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán. III.Các hoạt động dạy học : 1) GV nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV hướng dẫn HS tự học : - GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập. - GV, HS khá nhận xét, chữa bài. - GV chốt về chia số thập phân cho số tự nhiên ; chia số thập phân cho số thập phân và cộng, trừ số thập phân. HS tự hoàn thiện một số bài tập trong VBT( trang88) rồi chữa bài. Kết quả : Bài 1 : a) 305,14 ; b) 45,908 c) 234,37 ; d) 507,009 Bài 3 : a) Khoanh vào C. 0,06 b) Khoanh vào D. 0,013 Bài 4 : a) x = 7,6 ; x = 145,236 3) Củng cố- dặn dò : - GV nhận xét giờ học - HS chuẩn bị bài sau. ____________________________________ Ngày soạn: Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiếng việt Tập làm văn Luyện tập về văn tả người I. Mục tiêu. - Tiếp tục củng cố cho học sinh cách quan sát, chọn lọc, sắp xếp ý trong bài văn tả người. II. Chuẩn bị. - Đề bài. III. Lên lớp. - GV chép đề bài lên bảng, gọi học sinh đọc lại đề bài. - GV cho học sinh nêu lại cấu tạo của bài văn tả người. - GV lưu ý học sinh cách chọn lọc các chi tiết trong khi miêu tả: Đây là bài văn tả người đang hoạt động nên khi tả ta cần phải chú ý các tư thế về hình dáng của người được tả lúc đang làm việc, cần tả tính tình của người đó thông qua thái độ làm việc để làm bộc lộ lên tính cách của người được tả … - Học sinh làm bài. - Học sinh làm xong, GV gọi nối tiếp các học sinh đọc bài làm của mình. - Lớp + GV nhận xét, sửa bài cho bạn. Đề bài: Em hãy một người thân trong gia đình em đang làm việc. IV. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà tiếp tục ôn tập vê văn tả người. Toán luyện tập chung I. Mục tiêu. - Rèn cho học sinh kỹ năng thực hành các phép chia có liên quan đến có thập phân. II. Đồ dùng dạy học : HS chẩn bị VBT : môn toán. III. Các hoạt động dạy học : 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS. 3) Hoạt động tự học : - GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập. Bài tập dành cho HS khá, giỏi : Tính nhanh : 35 11 0,1 + 0,25 100(3 : 0,4 - 7,5 ) HS tự hoàn thiện một số bài tập của từng môn theo phần định hướng của GV. 4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS A. Môn toán - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt về các phép tính đối với số thập phân. Kết quả : (VBT trang 89 ) Bài 1 : theo thứ tự 51,6 ; 126 ; 16,5 ; 3,6 Bài 2 : a) 0,32 ; b) 3,83 Bài 3 : Đáp số 35 bước. Bài tính nhanh : Đáp án : 0 5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ - HS chuẩn bị bài sau Ngày soạn: Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 5 tháng 12 năm 2012 Kĩ thuật Tiết Số 15: cắt, khâu, thêu ( tiết 3) ( Đã soạn ở thứ 5 tuần 13) tiếng Việt Luyện tập mở rộng vốn từ " Hạnh phúc" I. Mục tiêu : - củng cố và khắc sâu cho HS vốn từ về chủ đề " Hạnh phúc". - HS vận dụng vào làm bài tập để hiểu đúng nghĩa của từ "hạnh phúc" II. Các hoạt động dạy học : 1) GV nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau. Bài tập 1 : Nối tiếng phúc với những tiếng có thể ghép được để tạo từ. lợi hữu Phúc lộc Phúc hậu đức ấm hạnh vô - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. HS nối tiếp phát biểu ý kiến trước lớp. Ví dụ : phúc hậu, phúc đức,.. Bài tập 2 : a) Nối từ ở cột bên trái với với nghĩa phù hợp ở cột bên phải rồi nêu trước lớp. a. Phúc đức có lò 1)có lòng thương người, hay làm điều tốt cho người khác. b. Phúc hậu 2) gia đình yên ấm, tiền của dồi dào. c. Phúc lộc 3) điều tốt lành để lại cho con cháu - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. (Đáp án : a- 3 ; b- 1 ; c- 2 ) b) GV yêu cầu HS đặt câu với mỗi từ ở mục a. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 3 : Thế nào là gia đình có hạnh phúc ? Em hãy viết đoạn văn để trình bày suy ngĩ của em về điều đó. - GV nhận xét, bổ sung. HS đặt câu rồi nối tiếp nhau trình bày trước lớp. Ví dụ : Cô ấy có khuôn mặt thật phúc hậu. Chị ấy thật là phúc đức. HS tự làm bài rồi trình bày miệng bài làm trước lớp. - Gia đình có hạnh phúc là một gia đình mà mọi người sống hoà thuận, yêu thương nhau,.... 3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học. HS chuẩn bị bài sau. Kí duyệt của ban giám hiệu ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA CHIEU TUAN 15.doc