Giáo án lớp 3 – Tuần 15

I. MỤC TIÊU:

 - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.

 - Điền đúng từ ngữ thích hợp (gắn với đời sống của các dân tộc) vào chỗ trống.

 - Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh

 - Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: máy chiếu, phiếu học tập (BT 3); bảng phụ (nội dung BT 2)

4. - HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 5’ 1. KTBC: GV nêu yêu cầu – HS tìm, nêu miệng – Nhận xét – Tuyên dương.

 - Tìm từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:

a) Nhớ hình Bác giữa bóng cờ

 Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.

b) Ở thành phố, người đông như kiến.

 Nhận xét chung.

 1’ 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu & ghi tựa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 – Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Môn : LTVC Lớp 3 – Tuần 15
Ngày dạy: 07/12/2012
Giáo viên: Phan Thị Cẩm Vân
Đơn vị: Trường tiểu học Sơn Định	 
 TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
 - Điền đúng từ ngữ thích hợp (gắn với đời sống của các dân tộc) vào chỗ trống.
 - Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh
 - Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: máy chiếu, phiếu học tập (BT 3); bảng phụ (nội dung BT 2)
4. - HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 5’ 1. KTBC: GV nêu yêu cầu – HS tìm, nêu miệng – Nhận xét – Tuyên dương.
 - Tìm từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
 Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
 Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.
b) Ở thành phố, người đông như kiến. 
 Nhận xét chung.
 1’ 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu & ghi tựa.
TG
HĐGV
HĐHS
12’
4’
10’
4’
HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập:
MT: Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
Bài tập 1: Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?
- Xác định yêu cầu BT 1.
- Em biết dân tộc thiểu số là dân tộc như thế nào không ?
- Tổ chức thảo luận Nhóm đôi.
- Mời các nhóm nêu kết quả - ghi bảng
- Dân tộc thiểu số thường sống ở đâu?
- Trình chiếu tên dân tộc thiểu số theo 3 miền Bắc - Trung – Nam.
-Yêu cầu HS nêu tên các dân tộc theo từng miền.
Mở rộng: Trình chiếu về y phục một số dân tộc thiểu số.
- Em có nhận xét gì về y phục của người dân tộc thiểu số?
Bài tập 2:
MT: Điền đúng từ ngữ thích hợp (gắn với đời sống của các dân tộc) vào chỗ trống.
- Đính bảng phụ - Xác định yêu cầu BT2
- Hướng dẫn mẫu câu a)
- Yêu cầu từng em lên bảng thực hiện phần còn lại.
- Nhận xét
KL: Trình chiếu hình ảnh ruộng bậc thang, nhà sàn, nhà rông (giải thích).
KL chung về các dân tộc và giáo dục HS
Bài tập 3:
MT: Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh.
- Trình chiếu BT3
- Xác định yêu cầu – gạch chân
- Hướng dẫn mẫu: Trình chiếu hình ảnh 1 
+ Cặp hình này vẽ gì?
+ Hãy quan sát hình để tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng?
- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng?
- Hướng dẫn quan sát 3 cặp hình còn lại
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ viết câu vào phiếu học tập
- Hỗ trợ HS chậm
- Chấm 1 số bài – Nhận xét
- Nhận xét - bổ sung - chữa bài.
KL: xác định 2 sự vật, tìm điểm giống nhau của chúng,nhắc lại cách đặt câu so sánh, khi viết câu,..
Bài tập 4:
MT: Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh.
- Xác định yêu cầu BT4.
Hướng dẫn mẫu câu a)
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ thực hiện vào SGK/126 câu b, câu c (2 phút).
- Yêu cầu HS nêu miệng – Nhận xét
*Gợi ý cách tìm từ ngữ thích hợp cho mỗi câu a), b), c).
- Nhận xét 
Mở rộng thêm
- Nêu yêu cầu BT1- SGK/126
 Nêu miệng
…là các dân tộc ít người. NX
- Thảo luận & ghi nháp.
- Nêu miệng – Nhận xét – Bổ sung
……các vùng cao, vùng núi. NX
 Quan sát – ghi nhớ
+ Bắc: Tày, Nùng, Thái, Hoa, Mường, Dao, Hmông, Giáy, Tà-ôi, …
+ Trung: Vân Kiều, Cơ-ho, Ê-đê, Gia-rai, Chăm, Khơ-mú, Ba na, …
+ Nam : Khơ-me, Hoa, Xtiêng, … 
 Quan sát 
 Nêu – Nhận xét 
- Nêu yêu cầu + nội dung BT2 
 Nêu – Nhận xét
- 3 HS lên bảng – Nhận xét
a)Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
b)Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm. 
- Nhận xét
 1 HS nêu hoàn chỉnh
 Quan sát 
 Nghe – ghi nhớ
 - Quan sát
 Nêu miệng
...mặt trăng và quả bóng - NX 
...mặt trăng và bóng đều tròn - NX
 Trăng tròn như quả bóng - Nhận xét
 Nêu – NX 
 - Thực hiện phiếu cá nhân
 3 HS giải bảng phụ 
Nhận xét – Bổ sung – Tuyên dương
 Nêu bài hoàn chỉnh
 Mở SGK/126
 Nêu yêu cầu BT4 (SGK/126)
 Nêu miệng – Nhận xét
a)Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
 Thực hiện SGK/126
Nêu miệng – Nhận xét – Bổ sung
b) Trời mưa đường đất sét trơn như bôi mỡ. (tha mỡ,…).
c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như núi.
- Nêu bài hoàn chỉnh
 2’ 4. Nhận xét - Dặn dò: 
 - Về xem lại bài đã học, ghi nhớ các hình ảnh so sánh đẹp; tìm thêm các dân tộc thiểu số của nước ta
 - Chuẩn bị: Từ ngữ về thành thị - nông thôn. Dấu phẩy SGK/135+136.
 - Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………................................
………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………................................
………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGI.AN.doc
Bài giảng liên quan